Rất nhiều bạn hỏi Shop thú cưng Nobipet tại sao Nhím cảnh (nhím kiểng) mẹ sau khi
sinh lại cắn hoặc ăn nhím con. Có nhiều nguyên nhân để trả lời vấn đề này và đó là cả 1 quy trình nuôi mà bạn cần xem xét
lại. Hôm nay shop mình xin chia sẽ những nguyên nhân và giải pháp để giúp các bạn
mới nuôi biết cách phòng tránh và hạn chế nhím mẹ tổn thương nhím con trong những
tuần đầu tiên.
Bạn có thể quan tâm: CÁCH NUÔI NHÍM KIỂNG NHÍM CẢNH TỪ A - Z
Bạn có thể quan tâm: CÁCH NUÔI NHÍM KIỂNG NHÍM CẢNH TỪ A - Z
Cách nuôi nhím cảnh mẹ không ăn, cắn nhím con |
Nguyên
nhân dẫn đến tình trạng nhím mẹ “xơi” nhím con có nhiều
nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Dựa vào quy trình sinh sản và đặc tính của
nhím kiểng ta có thể phân làm 2 giai
đoạn chăm sóc sẽ tác động đến việc ăn con
của nhím mẹ, bao gồm:
1. Trước khi sinh:
- Nguyên
nhân đầu tiên có thể là do nhím kiểng
(bao gồm cả con đực và con cái) chưa đến tuổi giao phối. Đối với con đực, việc
cho giao phối sớm khi cơ thể chưa phát triển ổn định dẫn đến chất lượng tinh
trùng không khỏe mạnh dẫn đến con non sinh ra sẽ rất yếu ớt. Đối với con cái,
tuổi đời < 6 tháng mà cho mang thai thì khả năng chăm sóc nhím con rất kém
vì không đủ sức để nuôi con con. Cả 2 nguyên nhân trên là lý do hàng đầu khiến
các “nhỏ baby” mới sinh ra đã bị “xơi” ngay.
-->
Giải pháp cho vấn đề này là bạn phải theo dõi ngày sinh của nhím cảnh bố mẹ. Từ
đó biết được độ tuổi và giai đoạn sống của chúng mà có quyết định cho sinh sản
sao cho hợp lý. Thời gian hợp lý để cho sinh sản và giao phối khi nhím đực và
nhím cái đủ 6 – 7 tháng tuổi.
- Nguyên
nhân thứ 2 có thể là việc giao phối giữa những nhím kiểng (nhím cảnh) đồng
huyết. Tức là các bé nhím được cho sinh sản và phối giống có cùng bố hoặc mẹ
sinh ra (có thể gọi là anh em). Khi gặp tình trạng này nhím con sinh ra sẽ biểu
hiện yếu ớt do có những gen xấu có trong tế bào được biểu hiện. Chúng đôi khi bị
dị tật bẩm sinh, sức đề kháng yếu và thường chết sớm. Khi nhím mẹ phát hiện những
đứa con trong bầy có những biểu hiện bất thường như trên, theo bản năng sinh tồn
tự nhiên nhím mẹ sẽ ăn nhím con để
chăm sóc những đứa con khác phát triển tốt hơn.
-->
Giải pháp cho vấn đề này là ngay từ bước chọn nhím kiểng (nhím cảnh) làm giống
ban đầu, bạn phải chọn lựa các nhím con khác đàn, không cùng bố mẹ (tức không
trùng huyết).
- Nguyên
nhân thứ 3 cũng là nguyên nhân chủ quan rất thường hay gặp đó là: Trong quá
trình mang thai, các Mẹ Nhím không được người chủ cho ăn đầy đủ, dẫn đến mất khả năng nuôi con. Khi các
Mẹ nhím sinh con sẽ đói và khát nên thường ăn
con để hồi phục sức khỏe.
-->
Giải pháp cho việc này là trước khi cho nhím kiểng (nhím cảnh) mẹ sinh sản bạn
cần cho ăn đầy đủ dưỡng chất, bổ sung chất tươi khoán như: sâu worm (khô, nhỏ
hoặc supper worm), dưa leo, bắp nấu, cà rốt, táo, xà lách, mận, dế,
cào cào, tằm… Nên thay đổi khoảng 2 – 3 món ăn thêm trên. Không nên cho ăn cùng
lúc tất cả các loại thức ăn.
* Một số lưu ý để ghét đôi thành công:
-
Khi bạn ghép cặp cho nhím bố mẹ không thành công, vì không dự đón được chu kỳ động
dục của con cái bạn có thể làm theo cách sau: Theo chu kỳ của bé nhím cái thì tầm
khoảng 7 – 9 ngày. Bạn tắm rửa sạch sẽ 2 em, để vô lồng tân hôn. Sau 7 ngày, bắt
ra tắm rửa, rồi để vào lại thêm 7 ngày cho chắc ăn. (Chú ý quan sát thường
xuyên thấy vài giọt máu thì nên tách ly ra vài ngày). Khi đã thụ thai thành
công, nhím mẹ sẽ mang bầu từ 30 -35 thì sinh con, nếu quá thời gian này thì phải
làm lại.
- Chú
ý là bạn nên quan sát để thấy cảnh bé giao phối thành công cho yên tâm. Khi nhím
mẹ thụ thai bạn nên ghi lại ngày đến tuần thứ 3. Bắt đầu tuần thứ 4 bào thai
phát triển rất nhanh, bụng to rõ, căng cứng, các bầu vú bắt đầu phát triển (để
nuôi con mà, có gì tốt bằng sữa mẹ đâu) là bạn đã chăm sóc đúng quy trình rồi đấy.
2. Sau khi sinh:
- Nguyên
nhân đầu tiên sau khi sinh là nhím mẹ bị động ổ hoặc có mùi lạ dẫn đến việc ăn
con hoặc không nuôi con. Khi phát hiện những bất ổn về môi trường sống, hay
nhím mẹ bị hoảng sợ nhím mẹ sẽ ăn nhím con.
-->
Giải pháp cho trường hợp này là bạn không được làm động ổ trong 3 ngày đầu, chỉ
cung cấp thức ăn thức uống đầy để nhím mẹ chăm sóc nhím con. Không cho người lạ
hoặc chó mèo lại gần ổ nhím. Quan trọng hơn nữa là bạn không nên dùng tay bắt
nhím con, nhím mẹ rất thính sẽ cắn chết nhím con nếu bị dính mùi hơi người. Để
di chuyển con con bạn cần dùng 1 đôi đũa hoặc cái muỗng rửa sạch và nhẹ nhàng
đưa nhím con lại gần nhím mẹ. Sau khi qua được 1 tuần là thấy an toàn rồi đó. Số
lượng đàn sẽ được đảm bảo tới lớn hơn.
-
Nguyên nhân tiếp đến cũng liên quan đến dinh dưỡng. Nghĩa là sau khi sinh mà
không cho nhím mẹ ăn đầy đủ, đuối sức cũng dẫn đến việc nhím mẹ “xơi” nhím con.
àDo đó, sau khi sinh bạn có
thể bỏ sung thêm sữa tươi vào khẩu phần ăn của nhím nhẹ. Nên cho ăn thêm bắp nấu,
dưa leo, sâu khô và sâu tươi để bổ sung đầy đủ dưỡng chắm giúp nhím mẹ chăm con
tốt hơn.
* Một số lưu ý cần làm sau khi sinh:
- Nhím
mẹ khi đẻ rất cần sự yên tĩnh, không gian tối và khô ráo. Ngoài ra cần để nhím
mẹ tránh xa những tiếng ồn, va đập có thể làm nhím mẹ bất an. Sau khi sinh, bạn
có thể làm cho nhím mẹ 1 hộp giấy kích thướt 25cm x 15cm x 25cm (Dài x RxCao),
có thiết kế cửa để nhím mẹ chui ra ăn uống. Bạn không cần cho nhím con ăn hoặc
uống sữa, tự nhím mẹ sẽ chăm con. Nếu không có cái hộp giấy đó, nhím mẹ sau khi
sinh sẽ chạy khắp chuống, sẽ không chăm con, nhím con nằm rải khắp nơi trong
chuồng, dẫn đến đói, lạnh, và chết.
Hy vọng
những thông tin trên hữu ích để bầy nhím nhà bạn khỏe mạnh như ý. Chúc các bạn
thành công!
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ xin liên hệ: NOBIPET SHOP
Chuyên Bán Nhím Kiểng, Hamster, Chó Cảnh
SHIP VÀ GIAO HÀNG Ở TẤT CẢ CÁC TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
1. Thành Phố Đà Nẵng
>>> SHOP BÁN THÚ CƯNG, ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN <<<
- Địa Chỉ : 169 Cù Chính Lan, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Zalo, Phone: 0973 405 754
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- Email : nobipet@gmail.com
- website : www.nobipet.com
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
>>> SIÊU THỊ ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN THÚ CƯNG <<<
- Địa Chỉ : 423/29 Trưng Nữ Vương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Zalo, phone: 0935 611 619
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- website : www.nobipet.vn
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
2. Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện Thoại : 0935 611 619 (Mr. Định)
- Điện Thoại : 0236655 84 86
Không có nhận xét nào: