Chuột Hamster hay còn gọi là
chuột cảnh là một loại thú cưng tuy mới nhưng cũ. Trải qua thời gian dài du nhập
tại Việt Nam, các bé Hamster ngày càng chiếm được cảm tình của rất nhiều bạn nhỏ.
Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc nuôi Hamster, nhưng 1 điều
không thể chối cãi là thế giới Hamster ngày càng đa dạng và phong phú. Loại thú
cưng này ngày càng được nhiều người ưa thích và chọn nuôi. Hôm nay shop thú cưng Đà Nẵng Nobipet xin
chia sẽ cẩm nang cách nuôi chuột Hamster cho người mới bắt đầu. Nội dung chính
của bài xoay quanh những vấn đề sau: chọn Hamster con như thế nào cho như ý? Cần
chuẩn bị gì khi nuôi Hamster? Hamster ăn gì và cách cho ăn thế nào? Các bệnh và
vấn đề gặp phải khi nuôi Hamster. Nào, bây giờ chúng ta cùng bắt đầu nào!
1. Chuột Hamster có gì thú vị mà nhiều người thích nuôi thế nhỉ?
- Đầu tiên phải kể đến là sự nhỏ nhắn và đáng yêu của Hamster. Chỉ nhỏ xíu bằng vài
ngón tay các bạn có thể chơi đùa và chụp ảnh cùng bé iu. Hamster cũng rất xinh xắn nên có thể làm hình nền hoặc avatar trên điện thoại nữa nhé.
- Màu sắc của
Hamster cũng rất đa dạng và phong phú
với nhiều chủng loại, họ, giống khác nhau. Hiện nay trên thị trường có bán các
loại sau: Robo (mặt trắng, mặt nâu),
Hamster Bear (nâu, xám, đen, bò sữa,5 màu…), winter white (trà sữa, sóc, vàng
chanh, trắng sọc đen…), họ campell với
nhiều màu sắc nhất (Sóc, bò sữa tím, nâu, vàng, trà sữa, đen yếm, abino…)…
và nhiều loại khác nữa.
- Giá bán của Hamster cũng khá rẻ và phù hợp với số đông
người Việt. Bạn chỉ cần từ 50.000 VND – 180.000 VND là đã có thể sỡ hữu
được bé rồi.
- Dễ nuôi dễ chăm sóc: Hamster ăn ít, vệ sinh cũng không nhiều, nếu nuôi 1 - 2 bé thì thời gian cũng không bao nhiêu. Bạn
có thể để thức ăn trong chuồng cho Hamster
đến 1 tuần, rồi đi công tác, đi thi thoải mái.
- Làm cảnh
thì hết chỗ chê: Có nhiều loại vật dụng và đồ chơi cho Hamster, nên việc trang trí và thiết kế một
mô hình tí hon làm cảnh thì hết sức lý tưởng.
Nói về Hamster
còn vô vàng những đặc điểm đáng yêu và ngộ nghĩnh khác. Những hành động và sự
tinh nghịch của các bé đều làm chúng ta phải bật cười, ngỡ ngàng. Những lúc bạn
buồn bạn vui, khi nhìn các bé bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật muôn màu. Để khám
phá những điều thú vị về bé hãy thử chọn cho mình 1 bạn Hamster các bạn nhé. Bạn sẽ cảm nhận được những điều mà mình đang chia
sẽ. Nếu bạn cần
mua Hamster mọi lúc, mọi nơi hãy liên hệ: 0973.405.754 để được hỗ trợ nhé. Và
hãy tiếp tục hành trình với những chia sẽ tiếp theo nào.
2. Cách chọn Chuột Hamster như thế nào để có 1 bé như ý?
a. Bạn phải hiểu về từng loại
Hamster.
Trước khi chọn 1 bé Chuột Hamster như ý, bạn phải nhận biết
được các giống loài (đặc điểm, tính cách, màu sắc) trước khi quyết định chọn
mua. Dưới đây là một số loại cơ bản bạn có thể lựa chọn. Hiện nay, Chuột Hamster được chia thành 4 loại: Bear,
Winter White, Campbell và Robo
- Chuột Hamster Bear:
+ Đặc điểm: Là loại
to nhất trong cái loại Hamster. Bé
trưởng thành thường có chiều dài khoảng 15cm. Đặc điểm khác biệt dễ nhận ra bé Bear là em có gương mặt ngố ngố, miệng
hình số 3 mà không loại Hamster nào có
được. Bé Bear rất hiền có thể dễ
dàng vuốt ve âu yếm - bồng - bế nếu bạn muốn chơi với bé... Bear cũng là loại “Hamster thông minh”, thường hay kiếm đường tẩu thoát để đi đây đi
đó. Nếu bạn không may sơ ý để hở của lồng thì sẽ khó tìm được bé đấy. Đó là lý
do bạn cần phải chuẩn bị che chắn chuồng lồng kỹ càng, đóng cửa cẩn thận trước
khi rời đi chỗ bé.
Chuột Cảnh Hamster Bear |
+ Một điểm lưa ý khi nuôi Chuột Hamster Bear là: Nếu gia đình
bạn khó tính, không thích có mùi thì bé không hẳn là sự lựa chọn tốt nhất. Bé Bear hơi nặng mùi so với các bạn cùng
loài. Nếu muốn nuôi bạn nên chịu khó vệ sinh chuồng lồng và nơi ở của bé định kỳ.
+ Đặc điểm: Là giống
bé nhất trong các loại Hamster. Bé
trưởng thành đạt chiều dài khoảng 4-5cm. Bé Robo thường rất nhát, cộng với cơ thể nhỏ thó nên chạy rất nhanh khiến
bạn khó bồng bế và vuốt ve. Do đó, khi nuôi bạn nên để bé trong chuồng, hạn chế bồng bế.
Nếu bé thoát ra khỏi tay bạn thì sẽ rất khó để “tóm” lại bé lắm đấy.
Chuột Cảnh Hamster Robo |
+ Đặc điểm của Hamster Robo là có tập tính sống bầy đàn
nên tốt nhất bạn nên nuôi từ 2 bé trở lên. Đây cũng là loại Hamster sạch sẽ nhất và đắt tiền nhất
do Robo khó sinh sản hơn các loại
khác, Robo có gương mặt đặc trưng cực
kì ngố và đáng yêu nên dễ dàng chinh phục với những gia đình có bố mẹ khó tính
nhất.
- Chuột Hamster Winter White (WW):
+ Bé thường bị nhầm với
dòng Campell, nhưng mặt Winter White nhọn hơn, thân hình thon gọn
và không thể ú nu tròn vo, phúng phính như Campell
được. Bộ lông Winter white (ww) thường
thay đổi theo mùa. Hamster WW là sự
lựa chọn tốt cho các bạn mới tập nuôi vì bé khá nhỏ nhắn (trưởng thành dài khoảng
8cm), cực kì hiền lành, dạn người, tha hồ mà bồng bế vuốt ve cưng nựng. Ww thường có các màu như: Trà sữa,
Trà chanh, Trắng sọc Vàng, Trắng sọc đen.
Chuột Cảnh Hamster Winter White (WW) |
+ Đặc điểm của bé WW là đi vệ sinh cũng
nhiều nên nặng mùi hơn Campbell.
- Chuột Hamster Campbell:
+ Là giống đột biến
nên dễ bị mắc các bệnh khó trị như béo phì, tiểu đường .... Tính tình bé thất
thường khá nhát, vì quá nhát nên hay đợp người và gây ra vài lỗ thủng trên tay. Do khó gần, khó thuần nên bé thường gây nản cho người mới nuôi. Bù lại nếu thuần
được thì bé vô cùng đáng yêu tha hồ bồng bế. Ngoài ra bé còn có bộ lông cực kỳ xinh đẹp và cơ thể vo tròn, đôi má phúng phính, cái mặt
láu cá nên dễ dàng chinh phục người nuôi ngay từ cái nhìn đầu tiên. Hamster Campell khi trưởng thành cũng đạt chiều dài chừng 8cm.
Chuột Cảnh Hamster Bò Sữa dòng Campell |
+ Đặc điểm của Hamster Campbell ít mùi hơn Bear và ww, nặng mùi hơn robo (Campbell màu sắc thường là bò sữa, đen
yếm...).
b. Chọn mua chuột Hamster ở
đâu?
- Bạn nên mua Hamster ở những shop uy tín, tuy giá
đắt hơn một chút nhưng đảm bảo là bé khoẻ mạnh ít bị bệnh, sau này đỡ tốn tiền
và thời gian đi chữa bệnh. Bạn cũng có thể nhờ shop tư vấn khi có vấn đề phát
sinh và cửa hàng cũng có trách nhiệm khi Hamster của bạn gặp trục trặc.
- Bạn có thể mua các bé tại Hamster Shop Nobipet. Bên mình có bán đầy đủ các loại Chuột Hamster khỏe mạnh, xinh xắn. Mọi thông tin hỗ trợ xin vui lòng liên hệ hotline: 0973.405.754.
Cửa hàng thú cưng Nobipet Shop |
c. Thời điểm mua Hamster hợp
lý?
- Bạn nên đi mua Hamster
vào buổi chiều và tối. Thời gian này Hamster thường thức và hoạt động nhiều nên bạn dễ dàng lựa chọn
hơn.
- Sau khi mua bạn nhớ
nhanh chóng đem bé về nhà. Tránh vận chuyển bé khi trời nắng nóng vì Hamster sẽ cảm thấy mệt mỏi và không ưa
thích nhiệt độ cao.
d. Các đặc điểm của bé
Hamster đúng chuẩn?
- Chuột Hamster có tuổi thọ trung bình từ 2-3 năm, cho nên bạn hãy cố gắng tìm
những bé từ 6-10 tuần tuổi. Ở lứa tuổi này, các bé dễ làm quen với con người, dễ
thuần hóa, biết ăn, biết uống và đủ sức khỏe để bạn chăm sóc. Một Hamster lớn tuổi sẽ có kích thướt lớn
hơn các anh em và có hàm răng vàng. Hamster
baby sẽ có chòm lông trắng mỏng trong tai và có hàm răng trắng.
- Tiếp đến bạn hãy
tìm những bé Hamster khỏe mạnh. Mắt
và mũi nên không có dấu hiệu trầy xước, nhạt màu, vảy nến trên da. Lông Hamster không được có các điểm hói,
phía dưới đuôi không bị ẩm ướt (dấu hiệu của bệnh tiêu chảy hoặc đuôi ước có thể
tử vong). Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bé Hamster
không bị rách tai, chảy nước.
- Ngoài các chi tiết
như mắt sáng, tai đựng, lông mượt, hiếu động, bạn phải quan sát chân tay của bé
coi có rụng lông không, có gãi nhiều quá mức bình thường không? Bé có đi khập
khiễn hay khuyết tật gì không?
- Điều cuối cùng là
xác định chính xác bé có trùng huyết không. Nếu bạn mua 1 cặp với ý định sinh sản
thì điều này rất quan trọng để cho ra những bé Hamster khỏe mạnh và đáng yêu.
3. Cần chuẩn bị gì để nuôi Hamster? Các vật dụng cần thiết cho
chú chuột cảnh đáng yêu?
Khi bắt đầu nuôi 1 bé
Hamster bạn cần chuẩn bị cho bé 1 chuồng nuôi, 1 chén thức ăn,1 bình nước,
lót chuồng và một số vật dụng
đồ chơi như: whell, nhà ngủ, nhà tắm… Nội
dung tiếp theo sẽ giới thiệu từng vật dụng cụ thể nhằm giúp bạn chọn lựa đồ
dùng thích hợp.
a. Chuồng nuôi: Hiện nay thị trường đang dùng có 3 loại chuồng
chính là chuồng nuôi thanh sắt, chuồng mika và chuồng nhựa.
- Về chuồng sắt (hay còn gọi là chuồng lồng): được sử dụng khá phổ biến, giá thành
chuồng loại này nằm trong khoảng 150k – 500k tùy từng mẫu mã. Ưu điểm của chuồng lồng là bắt mắt, có thể xách đi
chơi hoặc tham gia các hội nuôi Hamster. Mùa hè, khi trời
nóng thì tương đối thoáng mát. Ở những nơi có khí hậu khô nắng nóng quanh năm
thì đây là lựa chọn hàng đầu. Nhược điểm của chuồng lồng là khó vệ sinh hơn chuồng
mica và chuồng nhựa. Hamster có thể hay cắn và thanh sắt làm
trày vết sơn. Nếu dùng lót chuồng thì nên dùng cát sand, nếu dùng mùn cưa
nén thì số lượng vừa phải vì bé hay hất mùn cưa lung tung.
Chuồng lồng sắt nuôi chuột cảnh Hamster |
- Chuồng Mica: Loại chuồng này tương đối rẻ hơn.
Ưu điểm của chuồng Mica là dễ dàng chùi rửa, có nhiều thiết kế đẹp phù hợp
cho Hamster. Có thể giữ ấm cho bé
mùa đông, thích hợp nuôi khi trời đổi gió lạnh và ở nơi có nhiệt độ thấp. Nhược
điểm, bé Hamster có thể leo ra ngoài
do đó bạn nên làm nắp đậy hoặc mua tại cửa hàng; hơi nóng nếu đậy quá kín sẽ
làm hamster cảm thấy stress.
Chuồng lồng Mica nuôi chuột cảnh Hamster |
- Chuồng nhựa: Hiện nay có loại nhà trái táo trông rất đẹp. Bạn có thể
sử dụng để mang bé đi chơi hoặc di du lịch. Tuy nhiên, không nên để bé trong lồng
quá lâu vì kiểu lồng này hơi bí.
Nếu bạn muốn tham khảo thêm mẫu mã, có thể tham khảo sản phẩm ở danh mục sau: >>>CHUỒNG NUÔI CHUỘT HAMSTER<<<
Nếu bạn muốn tham khảo thêm mẫu mã, có thể tham khảo sản phẩm ở danh mục sau: >>>CHUỒNG NUÔI CHUỘT HAMSTER<<<
b. Lót chuồng:
Hiện nay có rất nhiều
loại lót chuồng cho Hamster nhưng phổ
biến nhất mọi người thường sử dụng các loại sau:
- Mùn cưa nén: Ưu điểm của loại lót chuồng này thấm hút tốt, có thể giữ ấm
tốt cho Hamster khi trời lạnh. Nhược
điểm là hay gây vàng lông bụng nếu sử dụng lâu ngày không thay lót chuồng. Do
đó, khi mua bạn nên chọn loại mềm mại, ít bụi, không quá thơm, không màu hóa chất,
không có dăm nhọn. Tuyệt đối không dùng mùn cưa xin tại xưởng gỗ vì không chỉ
có bụi,vi khuẩn mà đôi khi lại mang mầm bệnh về cho bé. Hiện nay, khi mua lót
chuồng bạn nên mua mùn cưa gỗ thông.
Mùn cưa nén gỗ thông |
- Cát sand: đây là loại lót chuồng làm từ hoá chất,
dùng cho mèo, thấm hút cực kì tốt, khử mùi tương đối. Đây cũng là loại lót chuồng
sử dụng khá phổ biến hiện nay cho Hamster.
Nhược điểm là khi bị thấm nước thì cát vã ra giống bùn, cảm giác sệt sệt. Do đó
bạn nên hạn chế sử dụng các bình nước bi bị chảy nước. Nước rơi ra ngoài dễ làm
hư cát sand và hamster dễ bị ốm.
Lót chuồng cát sand |
- Cát Lót hiệu Buddy: Đây là loại lót chuồng bằng
cát đã được sàn lọc kỹ càng, khả năng thấm hút, khủ mùi cực kì tốt. Cát buddy
có mùi thơm sang trọng dễ chịu, mát mẻ, tái sử dụng được, chữa được một số bệnh
về lông da. Loại này chuyên dùng cho Robo.
Trung bình sử dụng 1kg có thể dùng được 1 tháng đối với robo. Các bé chuột Hamster khác thì thời gian sử dụng sẽ ít hơn.
- Cách sử dụng lót
chuồng kết hợp 3 loại này là:
+ Mùa đông: Nên sử dụng mùn cưa nén để giữ ấm
+ Mùa hè: dùng cát sand và cát buddy nhé.
- Cát tắm: Đây là loại cát có mùi thơm, được sàn
lọc kỹ càng. Nếu bạn dùng mùn cưa nén và cát sand để lót chuồng thì nên sử dụng cát tắm định kỳ. Cách sử dụng
là bạn có thể để 1 cát vào nhà tắm chuyên dụng cho Hamster. Sau
đó bỏ nhà tắm vào chuồng nuôi để bé tự tắm. Hoặc bạn có thể
bé bé ra một chuồng khác để bé tắm định kỳ. Nếu bạn dùng cát Buddy thì không cần dùng cát
tắm nhé.
c. Đồ chơi và vật
dụng trang trí cho Hamster:
- Bình nước: Đây là vật dụng rất quan trọng. Cho nên bạn
cần đảm bảo có mua bình nước khi mua
Hamster. Có 2 dạng bình thường sử dụng phổ biến là bình nước chân không và bình
nước bi lăn (Bình nước deluxe). Đối
với bình nước bi lăn, khi mua bạn phải
nhờ người ta đổ nước vô test tại chỗ vì có nhiều bạn mua về bình nước bị chảy
nước, làm ẩm chuồng bé. Cách sử dụng là bạn 2 – 3 ngày thay nước 1 lần, 6 tháng
thay bình để vi khuẩn không bám vào bình nước.
Bình nước bi lăn Deluxe |
- Nhà ngủ: Tác dụng là giúp giữ ấm vào mùa đông. Tốt nhất
bạn nên dùng nhà bằng gỗ và mika khi trời lạnh, còn mùa hè thì dùng
nhà bằng sứ cho bé được mát mẻ.
- Wheel chạy:
Hiện nay, có nhiều loại whell trên thị trường nhưng quy lại có 3 loại chính là wheel gỗ, wheel Mica và wheel nhựa. Wheel gỗ đẹp và hay dùng, wheel
mica ít dùng hơn, wheel nhựa đa
dạng và nhiều mẫu mã. Khi chọn mua wheel bạn cần chú ý lựa chọn kich thước của
wheel sao cho phù hợp với kích thước của bé Hamster nhà bạn. Tránh mua các loại wheel có rãnh trên bề mặt,
chúng sẽ làm chú chuột cảnh của bạn bị kẹt chân, dễ gây gãy chân.
Bạn có thể tham khảo 1 số mẫu đồ chơi tại album >>> ĐỒ CHƠI CHO HAMSTER <<<
Bạn có thể tham khảo 1 số mẫu đồ chơi tại album >>> ĐỒ CHƠI CHO HAMSTER <<<
Wheel gỗ cho Hamster |
3. Chuột Hamster ăn gì và chế độ ăn như thế nào?
- Chuột
Hamster thuộc loài gặm nhắm và ăn được rất nhiều loại thức ăn. Dưới đây
mình xin kể 3 loại thức ăn nên dùng cho Hamster là: Thức ăn chính, thức ăn dặm và
bánh mài răng.
a. Thức ăn chính:
- Thức ăn trộn: Hiện
nay có rất nhiều nhãn hiệu thức ăn trộn
như Rabster, VitaSmart và thức ăn trộn do
các shop tự chế biến. Tất cả các loại đều thơm ngon và bổ dưỡng, phù hợp để
sử dụng cho bé hằng ngày. Xin giới thiệu thêm về các thức ăn trộn này:
+ Thức ăn trộn Rabster: Chứa nhiều chất béo,
hạt thức ăn lớn thích hợp cho bear, mùi rất thơm bé rất khoái. Giá bán từng loại
cỡ 60.000VND – 65.000k/hũ 200gr.
Thức ăn trộn Rabster |
+ Thức ăn trộn VitaSmart: Đây là 1 loại thức
ăn của Mỹ. Khi dùng thức ăn loại này bạn không cần mua đồ mài răng cho bé.
Trong thành phần của VitaSmart có sẳn các loại Pellet cứng cho bé mài răng, có
cỏ Timothy rất cho hệ tiêu hóa Hamster và giúp lông răng da trắng mượt. Tuy
nhiên, khi sử dụng thức ăn loại này bạn cần bổ sung lượng Protein bằng sâu khô
hay các loại họ đậu, kê. Nếu bạn nuôi Winter white thì khi cho ăn bạn nên lựa bắp
và đậu sấu có trong bịch nhé.
Thức ăn trộn VitaSmart |
+ Thức ăn trộn các shop tự chế biến: Đầy đủ
cũng giống như 2 loại thức ăn đóng gói trên. Tuy nhiên thời gian sử dụng không
lâu và hay bị mối mọt do không được đóng gói kỹ càng. Tuy nhiên bạn có thể dùng
loại này vừa tiết kiệm,vừa dễ mua. Khi mua bạn mua 1 lượng vừa đủ để bé dùng
trong 2 tuần – 1 tháng là được.
Thức ăn trộn Việt Nam |
- Thức ăn Me – O:
Đây là một loại thức ăn được sử dụng thường xuyên. Nếu chỗ bạn không bán thức
ăn trộn bạn vẫn có thể sử dụng loại thức ăn này. Trong Me-O cũng chứa đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng, khoán, canxi…
giúp bé phát triển tốt. Tuy nhiên bạn cần kết hợp thêm các loại thức ăn dặm để
bé được khỏe mạnh và kích thích ăn uống hơn.
b. Thức ăn dặm:
Về thức ăn dặm cho chuột Hamster thì vô cùng đa dạng và
phong phú. Bé có thể ăm nhiều thứ từ động vật nhỏ đến các loại thực vật. Dưới
dây xin chia sẽ với các bạn một số loại thức ăn phổ biến sau:
- Sâu gạo rang bơ: loại này tốt, cung cấp chất đạm tốt,
cho ăn tí thôi khồng là thành heo ^^ dùng dễ vỗ béo cho bé.
- Yến mạch: loại này tốt, vỗ bé béo tròn béo mặp
- Hạt kê (đặc biệt là kê sợi) đẹp lông bé, bé cực kì
khoái gặm
- Hạt mè: lông mịn mượt như nhung, bé cũng khoái ăn
- Hạt lánh: cung cấp omega3, ngừa béo phì, rất tốt,
nhưng lượng chất sơ rất nhiều trong hạt này, ăn nhiều sẽ tiêu chảy, bé của mình
mỗi ngày 5-6 hạt thôi
- Bánh gạo: bé thích thôi khỏi chê, mình ăn thử thấy
hơi ngọt, mua của Nabi thì thấy lạt, tốt hơn
- Hạt hướng dương: bé thích nhưng ăn nhiều quá dễ
tiêu chảy
- Phô mai con bò cười: rất tốt và quá béo. Nên sử dụng
nhiều nhất 1 lần/tuần.
- Sâu worm: Chứa nhiều
chất dinh dưỡng. Khi cho ăn bạn nên loại sâu worm nhỏ, có thể để sống hoặc dùng
sâu khô bé đều dùng được.
- Cốm gạo, bắp bung: bé ăn nhiều tác dụng
- Trái cây: Dưa leo, cà rốt, súp lơ, hạt bí….
các bạn nhé). Dựa vào lịch cho ăn thêm thứ 3 – thứ 6 và thứ 2 – thứ 5, bạn có thể thay đổi món cho bé d
các bạn nhé). Dựa vào lịch cho ăn thêm thứ 3 – thứ 6 và thứ 2 – thứ 5, bạn có thể thay đổi món cho bé d
c. Bánh mài răng:
Nhiều bạn hỏi “vì sao phải dùng bánh mài răng?” Vì răng
Chuột Hamster sẽ dài rất nếu bạn
không cho bé ăn thức ăn cứng. Khi răng quá dài có có thể bé biến ăn, xướt nứa, suy kiệt sức khỏe. Thị trường bánh mài răng
cũng vô cùng phong phú và đa dạng, bạn có thể lựa chọn tùy theo sở thích của mỗi
người. Dưới đây là một số loại bánh mài răng thường được người nuôi sử dụng:
Đá mài răng san hô cho Hamster |
Đá mài răng hình khúc xương cho Hamster |
Vậy chế độ ăn của Chuột Hamster như thế nào là hợp lý?
- Lịch ăn hằng
ngày:
Mỗi ngày bạn nên cho thức ăn 2 buổi chính là
sáng và tối. 2 buổi
này bạn nên cho mỗi buổi 1 muỗng café thức ăn trộn.
Khi cho ăn thì bỏ đầy đủ hạt to + hạt nhỏ nhé (thường hạt nhỏ sẽ lắng bên dưới,
hạt to sẽ nằm phía trên). Bạn nên bỏ thức ăn vào 7h
sáng và 7h tối, làm như vậy tập cho
bé thói quen ăn uống đúng giờ. Bé được luyện tập cũng thông minh hơn và bạn có
thể huấn luyện cho bé khi ăn. Buổi trưa bạn nên cho ăn thêm thức ăn dặm để kích
thích bé hiếu động và phát triển tốt.
- Lịch ăn hằng
tuần:
Ngoài thức ăn trộn, bạn nên cho ăn thêm sâu vào thứ
3 và thứ 6 hàng tuần. Thứ 2 và thứ 5 bạn có
thể bỏ thêm 1 vài lát dưa leo (cắt theo chiều dọc các bạn nhé). Dựa vào
lịch cho ăn thêm thứ 3 – thứ 6 và thứ 2 – thứ 5, bạn có thể thay đổi món cho bé
dựa vào 2 thời điểm này.
Chú ý: Nếu các bạn cần bổ sung Vitamin cho bé cũng chỉ nên cho thêm 1 buổi trong tuần thôi nhé. Có
thể là Thứ 4 hàng tuần. Vì Hamster
có thể tự tổng hợp Vitamin C nên việc
này chỉ mang tính chất hỗ trợ nhẹ, không nên lạm dụng đổ quá nhiều vào bình nước
đâu nhé.
4. Chuột Hamster thường bị những bệnh gì? Cách phòng tránh và chữa
trị ra sao?
-
Các bệnh thường gặp nhất của Hamster là: Tiêu
chảy, cảm lạnh, đuôi ướt, cháy rận.
- Để biết cách phòng
tránh và chữa trị cũng như nguyên nhân gây bệnh bạn có thể tham khảo 2 bài viết:
5. Làm sao phân biệt chuột Hamster đực cái và cách sinh sản như
thế nào?
- Để phân biệt đực cái các bạn bắt bé Hamster lên trong tư thế nằm
ngửa. Khi đó bạn sẽ thấy rõ được phần bụng, phần đuôi và bộ phận sinh sản của
Hamster.
+ Đối với bé cái: Bộ phận sinh sản nằm sát phần đuôi.
+ Đối với bé đực: Bộ phận sinh sản cách đuôi một khoảng
có thể thấy rõ (khoảng cách tầm 0,5 cm tùy loài)
- Bạn có thể xem hình
ảnh minh họa dưới đây:
Cách phân biệt Hamster Đực- Cái |
- Sinh sản ở Hamster thì có rất nhiều vấn
đề. Quá trình từ chọn giống đến sinh sản phải được hướng dẫn kỹ càng. Nếu bạn
muốn nghiên cứu kỹ hơn hãy đón đọc chuyên đề: Hướng dẫn cách nuôi chuột Hamster sinh sản
6. Các vấn đề bạn có thể gặp phải trong quá trình nuôi Hamster.
- Vấn đề đầu tiên: Bạn có yêu thích động vật? Đây là vấn
đề của rất nhiều bạn. Ban đầu khi mới nuôi sẽ cảm thấy thích thú vì các bé Hamster xinh xắn và năng động. Nhưng
khi nuôi rồi bạn không còn yêu thương bé nữa với nhiều lý do: Bé bị đau ốm, bạn
có nhiều trò chơi và đồ chơi yêu thích hơn, bạn bị Hamster cắn do bé sợ (hoặc nhát), ba mẹ không cho nuôi… Vậy, bạn
hãy trả lời câu hỏi “Bạn sẽ thương bé được
bao lâu?” trước khi chọn nuôi bé nhé. Có nhiều bạn nuôi rồi, sau chán đem
thả công viên, ra ngoài đường. Có người thấy bé bị đau thì đem vứt bỏ vì Hamster nếu mau chỉ có mấy chục nghìn,
mua bé mới khỏe hơn. Nếu bạn không yêu động vật thì ngay lúc đầu bạn không nên
mua bé về nhé.
- Vấn đề thứ 2: Chỗ bạn ở có gần các cửa hàng thú cưng
không? Có bán lót chuồng, thức ăn không? Vì trong quá trình nuôi bạn sẽ phải sử
dụng những vật dụng này thường xuyên. Do đó, nếu chỗ bạn không có và ở xa, bạn
nên mua nhiều hơn để dự trữ cho tiết kiệm. Khi có người quen hoặc bạn bè ở xa về
có thể nhờ họ mua giúp để tiết kiệm hơn.
- Vấn đề số 3: Vấn đề nhiều người gặp phải. “Hamster
có gây bệnh cho người không? Cắn người có sao không?” Câu trả lời được
tham khảo từ nhiều nguồn tin cậy như sau:
+ Báo
Phụ Nữ: Trả lời báo Phụ Nữ ông
Hoàng Văn Năm, phó cục trưởng Cục Thú Y, cho biết: “Chuột hamster là loài động vật được nuôi với
mục đích làm thí nghiệm hoặc nuôi làm cảnh ở một số nước châu Âu như Hà Lan,
Liên bang Nga. Một số nước cũng đã nhập khẩu chuột này về nuôi làm cảnh. Vì vậy,
chuột cảnh Hamster cũng giống như các vật nuôi đã được thuần chủng. Hamster được
nuôi làm cảnh đã tách hoàn toàn khỏi môi trường hoang dã, nên nếu vệ sinh sạch
sẽ thì không thể có nguồn dịch (mầm bệnh) lây nhiễm cho hamster, và có thể gần
gũi chúng như những vật nuôi trong nhà khác.”
+ Trên báo Thanh Niên số ra ngày (29/2/2008): TS Trần
Thanh Dương, trưởng Phòng Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm vắc-xin và Môi trường (Cục
Y tế Dự phòng, Bộ Y tế), cho biết: "Hiện chưa có nghiên cứu nào xác nhận chuột cảnh hamster
có thể truyền bệnh dịch hạch sang cho con người. Nếu nuôi chuột cảnh có kiểm
soát thì không gây nguy hiểm".
+ Bà Vũ Thị Vương,
trưởng Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Động vật Thí nghiệm Chẩn thức (Viện Vệ
sinh Dịch tễ, Bộ Y tế) cũng có chung quan điểm với TS Trần Thanh Dương khi cho
rằng: "Nếu
nuôi và kiểm soát chuột hamster làm cảnh trong lồng thì nó cũng giống như nuôi
chó mèo trong nhà thôi."
- TS Trần Thanh Dương
khuyến cáo người dân nên có ý thức nuôi
chuột cảnh một cách an toàn: "Trong lúc chơi đùa với chuột, không để chuột cắn. Nếu bị
chuột cắn, cần vệ sinh vết cắn cẩn thận, tránh gây nhiễm khuẩn ngoài da. Tiêu hủy
chuột chết cần đồng thời tiêu độc khử trùng khu vực nuôi chuột để đảm bảm an
toàn vệ sinh."
- Nguồn trên được lấy
từ bài viết: Hamster: Đáng yêu hay đáng sợ? của New Zing.
Hy vọng những thông
tin trên hữu ích, chúc các bạn có những vật yêu như ý.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ xin liên hệ: NOBIPET SHOP
Chuyên Bán Nhím Kiểng, Hamster, Chó Cảnh
SHIP VÀ GIAO HÀNG Ở TẤT CẢ CÁC TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
1. Thành Phố Đà Nẵng
>>> SHOP BÁN THÚ CƯNG, ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN <<<
- Địa Chỉ : 169 Cù Chính Lan, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Zalo, Phone: 0973 405 754
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- Email : nobipet@gmail.com
- website : www.nobipet.com
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
>>> SIÊU THỊ ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN THÚ CƯNG <<<
- Địa Chỉ : 423/29 Trưng Nữ Vương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Zalo, phone: 0935 611 619
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- website : www.nobipet.vn
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
2. Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện Thoại : 0935 611 619 (Mr. Định)
- Điện Thoại : 0236655 84 86
Không có nhận xét nào: