Cách bắt – bồng – bế nhím cảnh
(nhím kiểng) là một trong những hỏi thường gặp nhất của những bạn mới nuôi.
Cách bắt làm sao không đau? Hay cách thuần phục bé trên tay như thế nào? Là chủ
đề nhiều forum bàn luận. Hôm nay, cửa hàng thú cưng Nobipet xin hướng dẫn các bạn cách tiếp xúc với
các bé nhím với những lưu ý rất đơn giản. Nếu các bạn thực hiện đúng kỹ thuật
như nội dung được trình bày dưới đây mình tin chắc bạn sẽ thấy rất dễ dàng.
- Kỹ thuật và cách nuôi nhím kiểng
- Kỹ thuật và cách nuôi nhím kiểng
Phần lớn các bé đã được
làm quen từ các shop bán nhím cảnh (nhím kiểng). Tuy nhiên, với số lượng khá
đông thì thời gian các bạn chủ shop chơi được với bé chỉ có giới hạn. Do đó,
các bé baby vẫn còn hay nhát và đôi khi khó tiếp xúc.
Để thực hiện
thành công bạn cần lưa ý 2 điểm sau:
1. Thời điểm thực
hiện bắt – bồng – bế nhím cảnh (nhím kiểng)
- Đó là vào ban đêm. Thời
gian này là thời điểm lý tưởng để việc tiếp xúc với bé được thuận lợi và dễ
dàng. Lý do mà chúng ta nên thực hiện việc này vào buổi tối vì loài nhím hoạt động
chủ yếu vào ban đêm. Ban ngày các bé thường vào nơi trú ẩn và ngủ trong hang.
Do đó, khi ngủ các bé thường hay khó chịu khi bị tác động hoặc bị đánh thức. Các
bé cũng cảm thấy lo lắng khi sợ bị tấn công nên luôn luôn trong tư thế “phòng
thủ”.
- Đối với những bạn vừa
mới bắt đầu nuôi, việc bắt nhím cảnh ban ngày là không hề
đơn giản. Đôi khi những bé cọc tính còn hung hăn chạy quanh để xù lông đe dọa.
Hihi, nhưng không sao đâu bạn ạ. Đó chỉ là tự vệ thôi.
- Tốt nhất bạn nên tập bồng – bế nhím cảnh lúc bạn cho
nhím ăn. Thời điểm đó, các bé sẽ bị phân tán tinh thần bởi mùi thức ăn
thơm phức.
2. Khi thực hiện
bắt – bồng – bế nhím cảnh (nhím kiểng): bạn không nên để các mùi hương khác dính vào tay.
- Nếu bạn tập tiếp cận
với bé nhím khi tay của mình có các mùi hương như xà phòng, nước hoa hay bất cứ
mùi gì sẽ làm các bé nhầm lẫn đó là mùi chủ của chúng. Đối với loài động vật có
khứu giác phát triển như nhím kiểng,
mùi hương đóng vai trò quan trọng trong việc nhận biết môi trường xung quanh.
Do đó, hãy rửa tay không xà phòng trước khi bắt nhím.
- Một mẹo nhỏ cho bạn
là: bạn có thể dùng chiếc áo bạn mặc để vào chuồng nhím để bé quen dần mùi. Sau
thời gian 1 – 2 ngày bạn có thể luồng tay vào bồng bé, bé nhím có thể sẽ dễ
dàng hơn khi nhận ra đó là mùi quen thuộc.
Cách bắt – bồng –
bế nhím cảnh (nhím kiểng):
- Bạn bắt đầu bằng cách đặt 2 bàn tay của bạn
vào hai bên hông của bé. Nếu cần thiết, bạn có thể nhẹ nhàng dồn em nó vào góc
chuồng rồi luồn tay xuống phía dưới phần bụng của bé. Nếu bạn vẫn lo lắng các
bé sẽ chích đau hãy luồng xuống luôn dưới lớp mùn cưa. Khi nhím kiểng đã nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn, hãy cố gắng thả lỏng
tay nhé, càng cố giữ chật các bé sẽ càng nhát, và bạn sẽ bị đâm đau hơn.
- Trong quá trình bồng – bế em nhím trên tay, có những bé
sẽ rất dữ và co người lại. Bạn hãy bình tĩnh và kiên trì, cố gắng thả lõng tay
và chịu đau một chút. Khi nhím cảnh
đã thấy an tâm và hết kêu cạch cạch (khịt khịt), bạn tiếp tục giữ nguyên (không
tạo ra bất kì chuyển động hay âm thanh gì). Bé sẽ từ từ thả lỏng người ra. Lúc
đó bé đã bắt đầu mở lòng hơn nhưng bạn cố gắng chậm rãi xem các hành động tiếp
theo của bé nhé.
- Hành động tiếp theo
của bé sẽ ngửi ngửi các ngón tay của bạn. Đó là dấu hiệu bé ấy đang dần làm
quen với các bạn. Tuy nhiên, nếu em ấy có hành động liếm tay bạn, bạn hãy đổi
tay cầm bé (không bé sẽ cạp lấy các ngón tay của bạn đấy). Một phần lý do là vì
bé tưởng thức ăn nên mới vậy thôi. Hành động cạp tay của nhím kiểng cũng mang ý nghĩa “lưu
lấy mùi tay bạn với nước bọt”. Khi có mùi lạ bé sẽ măm măm vật lạ đó cùng với
nước bọt của mình và trét ngược lại phần lông chúng. Đó cũng chính là hành động
xã giao của các bạn nhím - dấu hiệu bé sẽ cho bạn tiếp cận những lần tiếp theo.
Lần đầu tiên này bạn có thể sẽ bị đâm rất đau, hãy cố gắng tự bắt bằng tay không nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ (bao tay) để các
bé quen bạn dần dần nhé.
- Quá trình thực hiện
bồng
– bế nhím cảnh (nhím kiểng) bạn cố gắng tạo nên một sự thoải mái, an
toàn cho các bé. Nếu bạn có thấy hơi đau có thể chuyển tay hoặc chỉnh lại tư thế
để đỡ đau hơn. Khi nhím kiểng đang bắt
đầu làm quen với tay bạn, bạn hãy vuốt ve xuôi theo chiều lông của bé. Làm như
vậy nhiều lần, các bé sẽ quen dần và cảm nhận sự an toàn khi ở bên bạn.
Hy vọng những thông
tin trên sẽ hữu ích với các bạn.
Chúc mọi người bắt –
bồng – bế nhím cảnh (nhím kiểng) thành công!
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ xin liên hệ: NOBIPET SHOP
Chuyên Bán Nhím Kiểng, Hamster, Chó Cảnh
SHIP VÀ GIAO HÀNG Ở TẤT CẢ CÁC TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
1. Thành Phố Đà Nẵng
>>> SHOP BÁN THÚ CƯNG, ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN <<<
- Địa Chỉ : 169 Cù Chính Lan, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Zalo, Phone: 0973 405 754
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- Email : nobipet@gmail.com
- website : www.nobipet.com
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
>>> SIÊU THỊ ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN THÚ CƯNG <<<
- Địa Chỉ : 423/29 Trưng Nữ Vương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Zalo, phone: 0935 611 619
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- website : www.nobipet.vn
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
2. Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện Thoại : 0935 611 619 (Mr. Định)
- Điện Thoại : 0236655 84 86
Không có nhận xét nào: