» » » Kinh Nghiệm, Kỹ Thuật Cách Nuôi Nhím Cảnh – Nhím Kiểng

Nhím cảnh (nhím kiểng) – một loại thú cưng nghe lạ mà lại quen. Nổi lên như một xu hướng chơi thú cưng mới của làng Pet Việt, các bạn nhím đã và đang chiếm được cảm tình của người chơi khi mang lại nhiều cảm giác mới lạ và an toàn khi nuôi. Bài viết hôm nay, shop thú cưng Đà Nẵng Nobipet xin chia sẽ những kiến thức cũng như kinh nghiệm trong việc nuôi nhím cảnh. Các kỹ thuật nuôi sẽ được chú trọng trong bài bao gồm: Cách chọn nhím con (hay nhím giống), cần chuẩn bị gì khi nuôi nhím cảnh, thức ăn cho nhím và những vấn đề liên quan trong quá trình chăm sóc. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với những ai có ý định, đã và đang nuôi nhím kiểng.
kinh-nghiem-ky-thuat-cach-nuoi-nhim-canh-nhim-kieng

Vì sao chọn nuôi Nhím Cảnh (Nhím Kiểng)?
- Lý do đầu tiên mà Nobipet cũng như nhiều người chọn nuôi đó là Nhím Cảnh không mang các mầm bệnh truyền nhiễm. Như các bạn đã biết, thời gian qua các bệnh dịch liên quan đến vật nuôi xảy ra rất nhiều như: Dịch cúm gia cầm, dịch hạch, bệnh sán chó… ảnh hưởng sức khỏe của chủ nhân các loại động đó. Nhím cảnh (Nhím Kiểng) không mang bất kỳ mầm bệnh nào ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đó chính là lý do Nhím Cảnh đang trở nên rất “hot” trong thời gian qua. Rất nhiều người chọn nuôi nhím kiểng bởi tiêu chí quan trọng này.
- Hiền lành: Đó chính là đặc điểm nổi bật của loài Nhím Cảnh. Chúng không cắn người như một số loại thú cưng khác. (Vẫn có trường hợp nhím cắn nhưng vì chúng tưởng là thức ăn của chúng mà thôi). Với tiêu chí quan trọng này, Nhím Cảnh đã làm bao người thích nuôi thú cưng hứng thú và lựa chọn.
- Dễ nuôi và ít tốn thời gian chăm sóc: Thời buổi kinh tế thị trường, bạn đôi lúc sẽ khá bận bịu với công việc và các mối quan hệ xã hội. Yêu thú cưng nhưng cũng cần đi kèm với việc không dành quá nhiều thời gian cho chúng, đó cũng chính là lý do mà các bạn từ nhân viên văn phòng đến các ông chủ cao ốc đều thích thú và lựa chọn Nhím Kiểng.
- Có gì đó đặc biệt: Mỗi loài động vật sẽ có một điểm đặc biệt riêng. Điểm ấn tượng nhất của các chú Nhím Cảnh nhà mình là bộ lông nhọn cứng hay còn gọi là gai. Các bạn mới sẽ tưởng tượng đây như những “cây xương rồng” di động khô khan và khó tiếp cận. Nhưng khi các bạn có cơ hội tiếp xúc với các bạn nhím, bạn sẽ thấy chúng đáng yêu và thật đáng che chở đến chừng nào. Chỉ chừng đó thôi cũng đã làm bao trái tim xao động.
- Chi phí hợp lý và ít tốn kém: Đúng vậy, để sở hữu các bé bạn chỉ bỏ ra vài trăm thay vì vài triệu như một số loài động vật khác. Nhím Kiểng không phân biệt bạn là ai, giàu hay nghèo. Nhím Kiểng chỉ dành cho những ai biết yêu thương và quý mến động vật. Hãy sống tình cảm với người bạn nhím mới quen nhưng gần gũi, bạn ấy cũng sẽ dành cho bạn những tình cảm chân thành.
- Với sự thân thiện và những đặc điểm nổi bật, Nhím Cảnh đã và đang chiếm được cảm tình của rất nhiều các bạn trẻ. Không chỉ ở Đà Nẵng, Hà Nội, Hồ Chí Minh mà rất nhiều các bạn trên cả nước đều mong muốn sở hữu loại thú cưng này. Không dừng lại ở đó, Nhím Cảnh ngày nay còn được nuôi ở rất nhiều nơi trên thế giới như Mỹ, Anh, Hàn Quốc… và rất phát triển ở Thái Lan với tên gọi thân thiện Hedgehog.
 Vài năm gần đây Hedgehog được rất nhiều báo đài nói đến, cụ thể Báo Tuổi Trẻ đăng bài phóng sự rất thú vị về Nhím Kiểng, bạn có thể xem các bài viết về Nhím Cảnh ở các trang báo uy tín như:
- Khi bạn hiểu được những lý do vì sao Nhím Cảnh lại thu hút đến vậy, bạn sẽ không cần phải băng khoăn suy nghĩ để lựa chọn cho mình loại Pet Yêu nào.
- Tuy nhiên, khi Nuôi nhím Kiểng hay bất kỳ một loại thú cưng nào bạn cũng phải tìm hiểu kỹ cách chăm sóc, thức ăn, chuồng nuôi và các vấn đề liên quan để nuôi dưỡng các bé tốt hơn. Tránh tình trạng một số vấn đề nhỏ lại gây tổn thất lớn nếu như bạn không biết cách.
Vấn Đề Số 1: Cách chọn nhím cảnh con đúng tiêu chuẩn?
- Tuổi của bé: Đối với Nhím Kiểng, những ai mới bắt đầu nuôi thì nên mua các loại có độ tuổi khoảng 1,5 đến 2 tháng tuổi. Không nên mua các bé nhím có độ tuổi cao hơn hoặc thấp hơn. Lý do là những bé nhím đã lớn rất khó chơi đùa, khó tiếp xúc và khó tạo lập những thói quen tốt (và khó huấn luyện). Còn đối với những bé nhím quá nhỏ thì tỉ lệ tử vong cao vì chưa đủ sức khỏe và đề kháng khi tách mẹ.
- Chiều cao, cân nặng: Một bé Nhím kiểng được coi là tốt, chất lượng cao nếu kích thước đạt khoảng 7 cm, nặng dao động trên dưới 110g (có thể to bằng quả trứng gà). Nhím con đã bắt đầu tập ăn và biết ăn.
- Tai: Có nhạy với âm thanh
- Mắt: Có chảy ghèn hay bị tổn thương gì không? Nhím khỏe mắt trong và sáng.
- Mũi: Có chảy nước hay sổ mũi gì không. Nếu không là đạt rồi đấy.
- Miệng: Có ăn được không?
- Hô hấp: Nhím phải thở đều và ổn định
- Da: Có vảy
- Màu sắc: Bạn muốn nuôi Nhím Cảnh (Nhím Kiểng) màu gì?
- Rà soát thêm 1 số vấn đề sau nữa:
+ Bé có dễ mến và cảm giác của bạn có gần gũi với bé không.
+ Lông dưới bụng phải mềm, mịn, không rối.
+ Đặt nhím xuống, xem các bé đi lại như thế nào để biết vấn đề sức khỏe. Nếu nhím đi cà nhắc, hay từng bước khó khăn thì hãy cẩn thận khoan nên chọn.
+ Bé có phản ứng tốt với âm thanh, va chạm hay không?  
+ Hỏi về bố mẹ của chúng có trùng huyết không? Nếu nhím bị trùng huyết bạn dễ dàng nhận ra chúng rất yếu ớt và thường chết khi còn rất nhỏ. 
-> Nếu vượt qua các tiêu chuẩn tuyển chọn thì bạn đã chọn được 1 chú nhím kiểng con vừa ý rồi đó.
Vấn Đề Số 2: Cách chăm sóc những chú Nhím Cảnh (Nhím Kiểng) con như thế nào?
- Lúc mới đem về, bé sẽ hơi mệt và hay nằm ngủ. Bạn cứ để bé vào chuồng và cho bé ngủ. Ngoài ra, vì đặc tính của loài nhím là thích hoạt động vào ban đêm, nên việc bé ngủ ban ngày là chuyện hết sức bình thường các bạn nhé.
- Các bạn cũng lưu ý là không nên vội vàng tắm cho nhím ngay mà hãy đợi 1 – 2 ngày khi bé đã quen với môi trường và hết mệt mỏi thì hãy vệ sinh nha.
- Sau khi bé nhím tỉnh dậy, hãy cho bé 1 ít thức ăn bao gồm: Me-O, 1 ít sâu. Đợi bé ăn xong hãy bỏ vào 1 ít dưa leo. Bạn nhớ là thức ăn Me-O cần phải đập nhỏ ra nhé, vì răng các Nhím Kiểng Con chưa mọc hoàn thiện nên các bé không thể nhai những thức ăn có kích thước lớn và cứng.
- Nếu bé vẫn chưa tỉnh hoặc không chịu ăn Me-O bạn có thể cho uống 1 ít sữa tươi thay thế. Bạn nên mua loại sữa tươi không đường và cho vào bình nước Deluxe để bé có thể uống nhé. Theo kinh nghiệm của Nobipet, loại sữa tốt nhất bạn nên dùng cho Nhím cảnh con là sữa dê tươi. Đây cũng là cách mà nhiều nhà khoa học áp dụng khi nuôi nhím con trong phòng thí nghiệm.
Vấn Đề Số 3: Cần chuẩn bị gì khi nuôi Nhím Cảnh (Nhím Kiểng)?
1. Thức ăn
Rất nhiều bạn đặt câu hỏi: “Nhím cảnh (nhím kiểng) ăn gì và chế độ ăn như thế nào?”. Xin trả lời các bạn là nhím cảnh ăn được rất nhiều thứ, dễ tìm, dễ mua. Thức ăn của nhím chia thành 2 loại tươi sống và đóng hộp.
+ Về thức ăn tươi sống: Nhím cảnh có thể ăn rau, quả, dưa leo, cà rốt, táo, xà lách, mận… Tuy nhiên đây không phải là loại thức ăn chính. Bạn chỉ nên cho ăn dặm loại thức ăn này với một lượng vừa phải, một tuần chỉ 1 - 2 lần. Ngoài ra, các bé nhím kiểng còn có thể ăn dế, cào cào, tằm… và đặc biệt là sâu gạo (hay còn gọi là sâu Worm) khô – Món ăn ưu thích của nhím cảnh.
kinh-nghiem-ky-thuat-cach-nuoi-nhim-canh-nhim-kieng-13
Sâu Worm cho Nhím Cảnh (Nhím Kiểng)
+  Đối với thức ăn đóng hộp, hiện nay thị trường nhím kiểng đang sử dụng có các loại như sau: Me-O, Rayol Canin, Sâu Worm (loại khô) và sữa tươi không đường.
kinh-nghiem-ky-thuat-cach-nuoi-nhim-canh-nhim-kieng-12
Me - O cho Nhím Cảnh (Nhím Kiểng)
Chế độ ăn của Nhím Cảnh (Nhím Kiểng) cũng rất đơn giản:
+ Trong 1 ngày: Ăn 2 buổi chính Sáng – Tối. Thức ăn cho các bữa chính là Me-O. Mỗi bữa ăn chính bạn có thể cho nhím ăn 10 – 15 hạt Me-O/bé, hoặc 1 muỗng (thìa) cơm Me-O. Nếu bé ăn không hết bạn nên lấy ra và đến buổi ăn tiếp theo bạn để vào lại đủ số lượng 10 hạt – 15 hạt. Bữa trưa có thể cho ăn dặm thêm Dưa leo hoặc Sâu Worm nếu bạn thấy thức ăn trong chén đã hết. Thường là những bé ăn khỏe sẽ ăn rất nhiều, mau béo ú trông rất dễ thương. Tuy nhiên, bạn không nên cho ăn quá nhiều không bé sẽ biếng ăn và thức ăn thừa thãi quá nhiều có thể sinh bệnh cho bé nhím.
+ Trong 1 tuần: Thứ 2,4,5,7,CN bạn nên cho ăn Me-O. Thứ 3 và thứ 6 có bỏ thêm Sâu Worm Tươi hoặc khô cho bé ăn.
2. Chuồng Nuôi
- Bạn nên nuôi các bé bằng Chuồng Mica hoặc Chuồng Lồng là tốt nhất. Tùy vào địa lý khí hậu từng vùng, từng mùa mà bạn sẽ chọn được loại chuồng thích hợp.
 - Đối với Chuồng Lồng: là loại chuồng được tạo ra bởi nhiều khung sắt bao bọc giống như lồng chim. Ưu điểm của loại chuồng này là rất thoáng khí, dễ treo bình nước và thiết kế nhỏ gọn. Khi đi chơi bạn có thể mang các bé nhím của mình đi theo. Chuồng lồng thích hợp nuôi nhím cảnh ở những vùng khí hậu khô ráo, khô nóng, hoặc vào mùa hè. Nhược điểm của chuồng lồng là khó vệ sinh, không thích hợp nuôi nhím cảnh vào mùa đông hoặc những nơi có khí hậu lạnh.
kinh-nghiem-ky-thuat-cach-nuoi-nhim-canh-nhim-kieng-14
Chuồng Lồng nuôi Nhím Cảnh - Nhím Kiểng
Chuồng Mica: Là loại chuồng được làm bằng chất liệu Mica giống như hồ nuôi cá kiểng. Ưu điểm của loại chuồng này là sạch sẽ dễ vệ sinh, có thể giữ ấm cho nhím cảnh khi trời chuyển lạnh hoặc có gió mùa. Chuồng rất thích hợp để nuôi nhím kiểng vào mùa đông hoặc những vùng có khí hậu lạnh. Khi thời tiết lạnh kéo dài, bạn có thể kết hợp bỏ bóng đèn vào chuồng Mica để giữ ấm cho nhím. Ngoài ra, chuồng Mica  cũng được thiết kế rất bát mắt và nhiều mẫu mã đa dạng. Nhược điểm của chuông Mica là hơi bí và không thông thoáng. Vào trời mùa hè dễ gây stress nhiệt độ cho nhím. Để khắc phục việc này hiện nay chuồng mica đã được cải tiến bằng cách khoang nhiều lỗ xung quan lồng hoặc tạo nhiều khe thoát khí để môi trường nuôi nhím kiểng được thoáng mát hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm: "CHUỒNG NUÔI NHÍM KIỂNG ĐẸP"
kinh-nghiem-ky-thuat-cach-nuoi-nhim-canh-nhim-kieng-15
Chuồng Mica nuôi Nhím Cảnh - Nhím Kiểng
Vấn Đề Số 4: Vệ sinh chuồng nuôi nhím cảnh (nhím kiểng) như thế nào?
- Bạn có thể dùng các vật liệu lót chuồng để dễ dàng vệ sinh chuồng nuôi nhím cảnh. Có rất nhiều loại lót chuồng bạn có thể dùng như: Mùn cưa, gỗ nén, giấy vệ sinh, cát sand… Nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, mùn cưa nén làm bằng gỗ thông vẫn là lựa chọn hàng đầu. Sỡ dĩ nên chọn loại này vì nó có độ hút ẩm cực cao, có nguồn gốc tự nhiên, mùi hương phù hợp với môi trường sống nhím cảnh.  
- Cách lót chuồng hiệu quả: bạn dùng rải 1 lớp gỗ nén ở lớp đầu tiên, sau đó dùng mùn cưa gỗ thông thải ở phía trên. Mục đích làm như vậy là khi nhím đi vệ sinh, nước tiểu thải ra sẽ được gỗ nén hút hết, còn phân của bé sẽ nằm ở phần gỗ thông nén. Lúc đó, bạn có thể dùng kẹp gắp đá để lấy phân ra. Làm như vậy bạn có thể để được chuồng từ 3 – 4 ngày mới thay lót chuồng mới. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên thay lót chuồng 2 – 3 ngày 1 lần để đảm bảo môi trường sống được sạch sẽ.
Vấn Đề Số 5: Làm thế nào nhím cảnh (nhím kiểng) mạnh khỏe và vui vẻ?
- Trả lời: Bạn có thể mua thêm đồ chơi cho bé. Theo kinh nghiệm của Nobipet, bạn nên mua nhà ngủ và Whell. Nhà ngủ giúp bé có cảm giác an toàn. Whell giúp bé chơi đùa, tập thể dục và khỏe mạnh hơn.
kinh-nghiem-ky-thuat-cach-nuoi-nhim-canh-nhim-kieng-16
Whell - Đồ chơi cho Nhím Cảnh (Nhím Kiểng)
- Các bạn cũng nên lưu ý là khi chơi bé nhím thường hay ị lên vật dụng. Do đó, để đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe cho các bạn bạn nên rửa và lâu chùi sạch sẽ định kỳ.
- Ngoài ra, bạn cần trang bị cho bé 1 bình nước (Deluxe), 1 chén ăn (bằng sức hoặc bằng nhựa) để bé sử dụng hằng ngày.
kinh-nghiem-ky-thuat-cach-nuoi-nhim-canh-nhim-kieng-17
Bình nước Deluxe - Vật Dụng nuôi Nhím Cảnh (Nhím Kiểng)
- Để trang trí thêm và giúp nhím phát huy tối đa tài năng phá phách của mình, bạn có thể chuẩn bị thêm một số đồ chơi cho nhím kiểng như: Wheel, nhà trứng khủng long, cầu tuột, ống chui, bập bênh, nhà gỗ hoặ sứ. Những thứ này nói chung không cần thiết lắm. Bạn có thể cho vào chuồng nuôi hoặc không cho cũng không sao.
Vấn Đề Số 6: Những yếu tố ảnh hưởng đến Nhím Cảnh (Nhím Kiểng)?
- Nguồn nước uống cho nhím cảnh (nhím kiểng):
+ Nguồn nước cho bé tốt nhất bạn nên dùng nước ấm, được lọc bằng máy lọc nước. Những nguồn nước bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn, quá mặn hay nhiều Cl2 (Clo) có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé và đôi khi có thể gây ra hậu quả đáng tiếc.
+ Do đó, khi cho bé uống nước bạn phải chọn loại nước sạch, được lọc thật kỹ càng. Thường xuyên cọ rửa bình nước bi lăn (thường dùng là bình nước Deluxe), nên sử dụng các bình nước làm bằng inox không gỉ. 
- Nhiệt độ và ánh sáng nuôi nhím cảnh:
+ Mức nhiệt độ thích hợp cho các bé là vào khoảng 27º C. Thân nhiệt của nhím cảnh (nhím kiểng) rất nhạy cảm, chỉ cần một cơn gió lạnh vào ban đêm hay nhiệt độ quá nóng trong chuồng, hay sự chuyển đổi thời tiết đột ngột đều làm bé bị cảm cúm trong rất tội nghiệp. Do đó, với các bạn ở Miền Bắc, mùa đông bạn nên để nhím vào chuồng Mica có trang bị một bóng đèn sợi tóc để sưởi ấm cho các bé. Tránh tình trạng các bé nhím bị lạnh và dẫn đến tử vong.
+ Bạn cũng nên tạo những đường và lỗ nhỏ để thông khí thoát nhiệt khi trời nóng, vì nếu để quá nóng nhím có thể bị tress nhiệt gây hôn mê và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Vấn Đề Số 7: Những bệnh thường gặp khi nuôi Nhím Cảnh? Cách phòng ngừa?
- Cảm cúm: Nhím Cảnh (Nhím Kiểng) thường dễ bị cảm nếu chuồng nuôi không được che chắn kĩ khi gặp gió lạnh hoặc thời tiết mùa đông. Các triệu chứng thường gặp là bé hay hắt xì, chảy nước mũi, lừ đừ biếng ăn. Nếu phát hiện và chữa trị kịp thời bé có thể dẫn đến tử vong. 
- Tiêu chảy: Được xem là một trong số bệnh phổ biếng của nhím kiểng. Dấu hiệu của bệnh này là ị liên tục và đi phân lỏng. Khi bị tiêu chảy bé sút cân rất nhanh và có thể tử vong. Bệnh xuất hiện không chỉ ở Nhím baby mà còn ở nhím cảnh lớn. Nguyên nhân thường là do vệ sinh ăn uống không sạch sẽ, dẫn đến lây bệnh trong đàn. 
- Chảy nước mủ ở tai: Cũng là một trong nhiều bệnh phổ biếng của nhím cảnh. Dấu hiệu của bệnh là hai mang tai có chất dịch chảy ra. Nguyên nhân là do môi trường sống bị dơ bẩn, chuồng trại lâu ngày không được dọn dẹp tạo môi trường vi khuẩn phát triển. Một nguyên nhân nữa có thể là do bé đã quá già và đến tuổi “về hưu”. Để chữa trị cho bé bạn cần tắm rửa bé sạch sẽ, dùng thuốc bi của người rắc lên vùng nhím bị chảy nước. Kết hợp vệ sinh chuồng trại sạch sẽ và theo dõi bé có lành bệnh không.
Vấn Đề Số 8: Nên mua Nhím Cảnh (Nhím Kiểng) ở đâu? 
- Câu trả lời là bạn nên đến những shop uy tín, hoạt động lâu năm, có trại nuôi và cung cấp thông tin rõ ràng. Hiện nay có rất nhiều shop mở ra, nhưng không phải shop nào cũng có kinh nghiệm và uy tín trong việc Bán Nhím Cảnh. Số lượng những nơi bán nhím uy tín mà Nobipet biết được chưa đến 2 shop.
Nobipet là một trong những shop đầu tiên và chuyên về Nhím Cảnh. Shop tiền thân là chuyên trang Bán Nhím Kiểng được nhiều khách hàng biết đến và yêu quý. Với uy tín trong hơn 4 năm hoạt động (từ 2011) và có kinh nghiệm từ những ngày mới xuất hiện thú cưng Nhím Cảnh trong cộng đồng Pet Việt. Hiện nay, shop thú cưng Nobipet đang phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng, chủng loại mà chất lượng các đàn Nhím Cảnh (Nhím Kiểng) baby, trưởng thành, sinh sản. Ngoài cung cấp thú cưng Nhím Cảnh, Nobipet còn cung cấp đầy đủ các vật dụng, chuồng nuôi và thức ăn cho nhím để đáp ứng nhu cầu chăm sóc của tất cả mọi người.


kinh-nghiem-ky-thuat-cach-nuoi-nhim-canh-nhim-kieng-18
Thương hiệu Nhím Kiểng, Hamster, Chó Cảnh - Nobipet

Ngoài ra, Nobipet Shop cũng thường xuyên chia sẽ những kinh nghiệm, kiến thức mới nhằm tạo môi trường giúp các bạn học hỏichăm sóc nhím cảnh (nhím kiểng) tốt hơn. Trang web của shop luôn đi đầu trong việc cung cấp và cập nhật những thông tin mới nhất giúp các bạn hoàn toàn có thể tự nuôi và chăm sóc các bé nhím 1 cách dễ dàng. Khi cần hỗ trợ shop luôn sẵn sàng trao đổi thông qua hotline: 0973.405.754, hoặc nếu có bất kỳ vướng mắc nào bạn đều có thể liên lạc đến shop để được giải đáp.
Một số thông tin thêm về Nhím Cảnh – Nhím Kiểng
- Xuất xứ: Nhím cảnh (nhím kiểng) có mặt ở nhiều nơi trên thế giới như Châu Á, Châu Âu, Châu Phi, New Zealand và hoạt động chủ yếu vào ban đêm. Nhím Cảnh – Nhím Kiểng có tên tiếng Anh là Hedgehog, thuộc phân lớp Erinaceinae. Chúng ăn côn trùng và rau, hoa, quả. Nhưng, để tạo nên thuận lợi trong điều kiện phi tự nhiên, Nhím kiểng đã được cho ăn thức ăn dạng viên cho mèo hay còn gọi là Me-O.
- Nhím cảnh (nhím kiểng) có tuổi thọ trung bình 4 năm tuổi. Chu kì sống cao nhất kỉ lục đến 9 năm tuổi. Tuổi thọ đa số đạt 4 -6 năm tuổi.
- Cũng giống nhiều loài gặm nhắm khác, Nhím cảnh (nhím kiểng) có thời gian mang thai đạt khoảng 30 - 35 ngày. Số lượng các bé baby sinh ra đạt khoảng 3 -5 bé.
- Thời gian lai giống phù hợp cho các bé ở cả đực và cái là 5 - 6 tháng tuổi trở lên. Một bé Nhím kiểng được gọi là thành thục khi chúng đạt được 12 tháng tuổi.
Chúc các bạn có những thông tin hữu ích và có được bé Nhím vừa ý!


 Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ xin liên hệ: NOBIPET SHOP
Chuyên Bán Nhím Kiểng, Hamster, Chó Cảnh
SHIP VÀ GIAO HÀNG Ở TẤT CẢ CÁC TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
1. Thành Phố Đà Nẵng
>>> SHOP BÁN THÚ CƯNG, ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN <<<
- Địa Chỉ : 169 Cù Chính Lan, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng 
- Zalo, Phone: 0973 405 754 
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- Email         : nobipet@gmail.com
- website      : www.nobipet.com
Facebook   : https://www.facebook.com/nobipet

>>> SIÊU THỊ ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN THÚ CƯNG <<<
- Địa Chỉ : 423/29 Trưng Nữ Vương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng 
- Zalo, phone: 0935 611 619 
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- website      : www.nobipet.vn
Facebook   : https://www.facebook.com/nobipet

2. Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện Thoại : 0935 611 619 (Mr. Định)
- Điện Thoại : 0236655 84 86

Bạn Đang Xem: Kinh Nghiệm, Kỹ Thuật Cách Nuôi Nhím Cảnh – Nhím Kiểng

Kinh Nghiệm, Kỹ Thuật Cách Nuôi Nhím Cảnh – Nhím Kiểng
Nobipet - Dịch vụ thú cưng số 1 Việt Nam. Chuyên mua bán nhím kiểng (nhím cảnh), chó, mèo, Chuột hamster, Thỏ, Sóc, bò sát. Cung cấp sỉ vật dụng, chuồng nuôi, thức ăn, đồ chơi và dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp. Shop giao hàng tận nơi toàn quốc HCM, Đà Nẵng, Hà Nội...LH: 0973.405.754. www.nobipet.com
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Leave a Reply