Rùa Núi Vàng – Một trong những
loại Rùa Cảnh đẹp nhất hiện nay. Trải qua những biến động của làng Pet Việt,
qua những trải nghiệm của người chơi cùng với thời gian và qua bao nhiêu loại
rùa, Núi Vàng đã thực sự chiếm được cảm tình của người nuôi không chỉ trong nước
mà còn quốc tế., cũng giống như cách nuôi hamster, việc chăm sóc các bé rùa con cũng khá đơn giản. Để hiểu hơn về loại rùa đặc biệt này, cửa hàng thú cưng Nobipet
xin chia sẽ với các bạn mới lần đầu và đang muốn tìm hiểu về loại rùa này cách
nuôi, cách chăm sóc để chơi cảnh hoặc làm phong thủy những thông tin cần thiết
nhất. Và nếu bạn muốn sở hữu ngay 1 bé Rùa Núi Vàng đừng quên gọi hotline: 0973.405.754 để đặt hàng các bạn nhé. Nào, chúng ta bắt
đầu tìm hiểu về các bạn rùa vàng nào!
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ RÙA NÚI VÀNG
- Là 1 loại rùa cạn,
sống rải rác ở Đông Nam Á và 1 phần Nam Á
- Thức ăn chủ yếu của
Rùa là thực vật và quả rụng
- Rùa Núi
Vàng trưởng thành dài khoảng 30 cm, nặng khoảng 3,5 kg
- Con cái có xu hướng
to hơn và tròn hơn con đực, trong khi con đực có đuôi lớn hơn nhiều so với con
cái
- Rùa
Núi Vàng thường có những màu cơ bản: Đen, nâu đồng, Vàng. Màu vàng là
màu thường gặp nên mọi người thường gọi là Rùa Núi Vàng.
2. CÁCH NUÔI RÙA NÚI VÀNG CHƠI CẢNH VÀ PHONG THỦY
2.1. Cách chọn
1 bé Rùa Núi Vàng lý tưởng:
Việc đầu tiên trong
việc chăm sóc và nuôi rùa là chọn 1 bé rùa khỏe mạnh. Dưới đây là một số đặc điểm
để bạn nhận biết bé Rùa chuẩn nè:
- Mắt sáng và sạch sẽ,
không bị lõm vào hay bị chảy nước mắt
- Mai cứng cáp, không
bị mẻ hay nứt nẻ quá lớn
- Chân rùa phải khỏe
mạnh cứng cáp, các móng chân đầy đủ không tật lỗi, Rùa đi lại khỏe mạnh.
- Yếm rùa nở nang,
không trầy xướt hay chảy máu
- Phân rùa khô, không
bị tiêu chảy hay viêm đường ruột
2.2. Rùa Núi
Vàng ăn gì và chế độ dinh dưỡng như thế nào?
*
Câu hỏi đầu tiên mà nhiều bạn hay đề cập là “Rùa Núi Vàng ăn gì?”
Thức ăn chủ yếu của Rùa
Núi Vàng là Thực vật và quả rụng bao gồm: Xà
lách, rau lang, rau muống, cải ngọt, cà chua, chuối, cà rốt, dưa leo, đu đủ…
Mỗi bé rùa sẽ có mỗi sở thích khác nhau nhưng đa số thích Cà chua và xà lách
(hoặc cải ngọt).
- Cà chua: Có tác dụng làm đẹp da rùa, sáng mắt,
cung... cấp vitamin, nước và khoáng chất.
- Cải ngọt: Chứa nhiều vitamin D, giúp xương rùa
cũng thêm phần vững chắc và phòng rất nhiều bệnh
- Xà lách: Chứa nhiều kháng chất và cung cấp vitamin
cho Rùa
- Chuối chín: Chứa nhiều chất bổ dưỡng, giúp rùa dễ
tiêu hóa. Tuy nhiên các bạn chú ý, không nên cho bé rùa của mình ăn quá nhiều
chuối, vì chuối làm da rùa xỉn màu, lại chứa rất nhiều photpho kìm hãm sự hấp
thụ canxi trong Rùa
- Đu đủ: Là loại trái cây nhiều khoáng chất và
Vitamin, cung cấp nước và những chất cần thiết để Rùa phát triển.
Hiện nay, ngoài cho ăn các thức ăn cần thiết trên, người nuôi dễ dàng bổ sung các thực phẩm và khoáng chất cần thiết được sản xuất sẵn có bán tại các shop thú cưng.
Hiện nay, ngoài cho ăn các thức ăn cần thiết trên, người nuôi dễ dàng bổ sung các thực phẩm và khoáng chất cần thiết được sản xuất sẵn có bán tại các shop thú cưng.
*
Chế độ dinh dưỡng cho Rùa Núi Vàng như thế nào là hợp lý:
- Rùa Núi Vàng có hệ tiêu hóa khá là chậm, vì thế các bạn nên cho rùa ăn vừa phải
2 lần/ngày. Công thức khẩu phần ăn của rùa trong 1 bữa bằng 10% khối lượng cơ
thể. Ví dụ: rùa nặng 1kg, khẩu phần trong 1 bữa là 100gr.
- Lâu lâu bạn nên cho
Rùa
Núi Vàng ăn kèm theo: Nấm, đậu hủ, giá để bổ sung 1 số chất vi lượng
cho bé nhé
Thời gian biểu thức
ăn mà shop hay áp dụng:
- Thứ 2, 4,6: Xà Lách
(Buổi sáng), đu đủ
- Thứ 3,5,7: Cà Chua
(Buổi sáng), cải ngọt
- Về vấn đề nước uống:
Rùa
Núi Vàng chủ yếu bổ sung nước qua rau củ quả nên thường sẽ ít khi thấy
rùa uống nước. Tuy nhiên, bạn cũng nên cần để thêm 1 chén nước sẵn, nhớ chêm
lót cho chắc chắn để rùa không đạp đổ. Một số bé rùa thích ngâm mình trong nước,
khi đó phải thường xuyên thay nước để khi cần rùa có nước sạch để uống.
2.3. Chuồng
nuôi và lót chuồng cho Rùa Núi Vàng
*
Chuồng nuôi:
- Không gian cho rùa
sinh sống không cần quá rộng nhưng không được phá hẹp để rùa có thể đi lại và
phát triển.
- Kích thướt chuồng
nuôi cơ bản cho những bạn không có nhiều không gian là 35cm x 50 cm x 20 cm. Với
kích thước này, một số bạn thường dùng hộp nhựa Duy Tân để nuôi. Đối với mẫu
chuồng nhựa này các bạn có thể nuôi những bé baby từ size 15 trở xuống.
- Với các bé có size
lớn hơn, hoặc số lượng nuôi nhiều hơn các bạn có thể thiết kế chuồng nuôi bằng
gỗ: Dài lớn hơn 1m, rộng > 0,5m và cao tầm 25cm. Ở môi trường như thế bé sẽ
được thoải mái vận động và bạn có thể thiết kế thêm đồ chơi, nhà ngủ, đồi núi
non bộ cho đẹp mắt.
- Chuồng nuôi nên có
chén ăn, máng nước để bé ăn uống được sạch sẽ. Các bạn nên chú ý các loại chén
này phải có đế rộng, độ cao thấp dể rùa có thể dễ dàng sử dụng nhé.
- Bố trí chuồng nên
có: Nơi cao (vừa phải) để rùa leo trèo, nơi trũng để rùa tắm nước và có chén
ăn, nước uống đầy đủ. Với cách bố trí này, bạn có thể xây dựng nhiều mô hình
phong cảnh đẹp tùy thuộc sở thích của mỗi người. Bạn cũng có thể bố trí phong
thủy trong nhà một cách dễ dàng.
*
Lót chuồng:
- Những vật liệu có
thể làm lót chuồng cho Rùa Núi Vàng: Đất, cát, sỏi, mùn cưa, sơ dừa, miếng lót bằng dừa, miếng
lót thảm (thường ít dùng vì bạn phải vệ sinh thường xuyên)…
- Thường thì các bạn
nuôi không quá cầu kỳ có thể dùng mùn cưa, miếng lót mùn cưa. Nếu bạn muốn có 1
không gian đẹp hơn có thể kết hợp cát và sỏi.
- Rùa Núi Vàng đi vệ sinh không nhiều, phân cũng khô ráo. Do đó, bạn có thể lấy
phân của bé ra để môi trường được sạch sẽ. Vấn đề bạn cần quan tâm là nước tiểu
của Rùa. Khi thiết kế lót chuồng bạn cần thiết kế chất liệu thấm hút tốt, giúp
môi trường khô ráo nhưng có độ ẩm phù hợp.
2.4. Cách chơi
Rùa Núi Vàng đúng cách và chăm sóc đúng chuẩn
a. Tắm nước cho rùa
- Rùa
Núi Vàng là rùa cạn, vì vậy, bạn không cần phải ngâm nước quá nhiều hoặc
là tắm nhiều lần cho rùa. Bạn có thể 3 – 4 tuần mới tắm 1 lần, mỗi lần kéo dài
5 – 7 phút.
- Cách
tắm cho Rùa Núi Vàng: Các bạn cho nước pha với 1 chút nước muối sinh lý
(Có bán ở các tiệm thuốc Tây) vào chậu, sâm sấp yếm bé. Bạn chú ý đừng cho nước
quá đầu và ngập mai. Tiếp đến bạn dùng nước rửa xung quanh mai rùa, xoa xoa nhẹ
cho bé. Sau đó, tiện thể rửa bên trong phần gập của chân tay xem có ký sinh
trùng nào như ve, bọ mắc vào không.
* Mọi người
chú ý là khi tắm không cho nước ngập đầu có thể dẫn tới nước tràn vào phổi hoặc
dễ bị viêm phổi.
b. Tắm nắng cho Rùa
- Rùa Núi
Vàng phải được tắm nắng thường xuyên để mai chắc khỏe và phát triển
kích thướt. Ngoài ra tắm nắng còn có tác dụng diệt khuẩn, giúp phòng ngừa 1 số
bệnh về da cho rùa, là phương thuốc phòng bệnh khá hữu ích. Ánh sáng mặt trời
có chứa tia cực tím, tổng hợp vitamin D giúp bé rùa chắc xương và khỏe mạnh, diệt
nấm, tốt cho tiêu hóa. Do đó các bạn nên tắm nắng thường xuyên để đảm bảo sức
khỏe cho các bé nhé.
- Bạn nên tắm nắng cho
Rùa vào buổi sáng. Thời gian tắm nắng cho các bé khoảng 10 - 15 phút/ ngày (Từ 8h00
- 9h00 các bạn nhé. Nếu bạn tắm nắng quá lâu Rùa có thể bị khô da và cảm nắng đấy
các bạn nha.
- Nếu vào trời mưa hoặc
nới bạn sống không thường xuyên có ánh nắng bạn có thể dùng các loại đèn có tia
UVB và UVA để cho bé sử dụng nhé. Sưởi ngày có UVA (hoặc Osram cũng đc) 50wat
trở lên giúp chuyển hóa thức ăn trong Rùa (Ngày bật 10-12 tiếng). Kết hợp vào đó là sử dụng đèn UVB 10.0 cho bò sát giúp chuyển hóa
canxi và tổng hợp D3 ( giống như nắng sáng sớm ), ngày bật 10-12 tiếng các bạn
nhé.
- Rùa Núi Vàng cũng cần thời tiết nắng ấm, nếu nơi bạn ở môi trường lạnh hoặc
đang ở mùa đông thì nên dùng đèn sửi ấm cho các bé nhé. Ở trường hợp này bạn có
thể dùng bóng đèn sưởi bằng bóng đêm.
Tất cả các vật dụng
này đều có bán tại cửa hàng thú cưng Nobipet hết các bạn nha. Để đặt hàng các bạn
chỉ cần gọi: 0973.405.754 các bạn nhé.
c. Cho rùa ngủ
- Giấc ngủ về đêm rất
quan trong ở rùa, nên từ 9h tối - 8h sáng, bạn không nên đánh thức rùa dậy.
- Giấc ngủ giúp bé cảm
thấy relaxed (Thư giãn) và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Nhiều bé, có dáng
ngủ rất buồn cười: 4 chân duỗi thẳng hết ra ra như chết, đầu ngẹo sang một bên,
phè phỡn hồn nhiên như 1 bé con bé bỏng vậy à…
Ngoài chơi với Rùa
như trên, bạn có thể đem các bé đi chơi, giao lưa các hội nhóm cùng đam mê. Rùa Núi
Vàng rất khỏe mạnh và cứng cáp lại dễ nuôi nên bạn có thể mang đi xa
tùy thích. Và nhớ là mang theo rau tươi cho bé nhé các bạn.
Trên đây là những kinh
nghiệm “Cách Nuôi Rùa Núi Vàng Chơi Cảnh và Phong Thủy” mà Nobipet muốn
chia sẽ cho những ai mới bắt đầu. Nếu bạn nào có những đóng góp thêm để chăm
sóc các bé tốt hơn thì bình luận thêm các bạn nhé.
Chúc các bạn có những
bé Rùa Núi Vàng đáng yêu và khỏe mạnh.
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ xin liên hệ: NOBIPET SHOP
Chuyên Bán Sỉ và Lẻ Rùa Núi Vàng Nuôi Phong Thủy, Làm Cảnh
SHIP VÀ GIAO HÀNG Ở TẤT CẢ CÁC TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
1. Thành Phố Đà Nẵng
>>> SHOP BÁN THÚ CƯNG, ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN <<<
- Địa Chỉ : 169 Cù Chính Lan, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Zalo, Phone: 0973 405 754
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- Email : nobipet@gmail.com
- website : www.nobipet.com
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
>>> SIÊU THỊ ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN THÚ CƯNG <<<
- Địa Chỉ : 423/29 Trưng Nữ Vương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Zalo, phone: 0935 611 619
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- website : www.nobipet.vn
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
2. Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện Thoại : 0935 611 619 (Mr. Định)
- Điện Thoại : 0236655 84 86
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét