Khi nuôi thỏ kiểng mini, bạn
sẽ chăm sóc các bé rất kỹ càng, nhưng đôi lúc sơ xuất các bé thỏ kiểng có thể bị
đau ốm. Vậy làm sao biết bé bị bệnh gì? Cách chữa trị ra sao? Là câu hỏi của rất
nhiều bạn đã và đang nuôi loại thú cưng đáng yêu này. Để giúp các bạn có thêm 1
số kiến thức giúp chăm sóc các bé thỏ 1 cách an toàn, cửa hàng thú cưng Nobipet Đà Nẵng xin hướng dẫn bạn 1 số cách phòng và trị bệnh các bệnh thường gặp ở Thỏ
Kiểng như: Trướng bụng đầy hơi, đau bụng tiêu chảy, Bệnh cầu trùng
(cocidiosis), Bệnh viêm mũi, Bệnh tụ huyết trùng…
- Nguyên nhân: Do rối
loạn tiêu hóa khi đổi thức ăn đột ngột; hoặc thức ăn, nước uống bị dính tạp chất
bẩn, dính nước mưa, nước hồ ao bẩn; uống nước lạnh v.v... Các bé dễ mắc bệnh nhất
là từ cai sữa 1 tuấn đến 3 tháng tuổi.
- Biểu hiện: Phân thỏ
kiểng lúc đầu hơi nhão, sau đó lỏng dần, thấm dính bết lông quanh hậu môn. Thỏ
mini kém ăn, lờ đờ, uống nước nhiều, gày yếu dần rồi chết.
- Cách điều trị: Khi
thấy phân nhão cần dừng ngay các loại thức ăn, nước uống hoặc yếu tố gây mất vệ
sinh ăn uống. Đồng thời cho uống ngay thuốc đau bụng đặc trị trong 3 ngày liền.
Nếu không mua được thuốc đau bụng ở nơi bạn ở, bạn có thể chiết vắt nước của
cây nhọ nồi, búp chè, búp lá ổi… cho các bé uống là được. Hoặc liên hệ với
Nobipet Shop: 0973.405.754 để được ship hàng thuốc đau bụng tận nơi.
- Cách phòng bệnh:
Cho thỏ kiểng mini ăn uống sạch sẽ, ráo nước. Hạn chế cho ăn các thức ăn ôi
thui, có nhiều vi khuẩn và mầm bệnh.
2. BỆNH CẦU TRÙNG
- Nguyên nhân: Bệnh
do đơn bào ký sinh Eimeria gây nên trong điều kiện chăn nuôi và vệ sinh kém. Bệnh thường xảy ra ở thỏ kiểng con từ 1 – 2 tháng
tuổi. Nếu mật độ nuôi nhốt lớn, ẩm thấp, tối tăm, ngột ngạt, dinh dưỡng kém, thỏ
thiếu chất, sức đề kháng của cơ thể giảm sút thì cầu trùng phát triển nhanh. Đây
là bệnh phổ biến thường dễ gặp ở thỏ kiểng mini.
- Triệu chứng: Thỏ xù
lông, kém ăn, đôi khi phân chảy, phân lỏng có màu xanh, nếu kết hợp với vi
trùng gây bệnh viêm ruột thì phân chuyển sang màu đỏ do thấm máu. Thân nhiệt
cao hơn bình thường, nước mũi, dãi chảy nhiều. Nếu là cầu trùng gan thì ngoài
các triệu chứng trên còn thấy viêm kết mạc mắt, miệng vàng.
- Điều trị: Khi thỏ
kiểng mắc bệnh ở mức độ nặng (gày yếu) thì rất khó điều trị, cho nên chủ yếu là
phải phòng bệnh thật tốt từ khi thỏ mini còn bú mẹ để ngăn cản sự lây lan mầm bệnh
và phát bệnh. Biện pháp phòng bệnh như sau:
+ Thức ăn các loại phải
sach sẽ, không bị ôi mốc, biến chất, phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng và số lượng
thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là đủ vitamin, khoáng, muối ...
+ Lồng chuồng nuôi thỏ kiểng phải có máng, rãnh thoát phân dễ dàng ... Hạn chế không để thức ăn thô trực
tiếp ở đáy lồng.
+ Thuốc dùng điều trị
là loại Sulfamit như Sulfaquinoxalin, Sulfathiazol, Sulfadimethoxin ... trộn với
thức khô với liều 0,1-0,2g trên 1kg thể trọng, ăn trong 7 ngày liền, nghỉ 3
ngày lại cho ăn tiếp ngày nữa sẽ giúp phòng chóng bệnh hiệu quả.
+ Nếu trong đàn có một
số bé thỏ mini chết vì bệnh cầu trùng thì có nghĩa cả đàn đã nhiễm nặng, cần
dùng thuốc Sulfamit với liều gấp đôi và uống điều trị trong 10 ngày liền. Đồng
thời bồi dưỡng thức ăn giàu đạm và vitamin.
3. BỆNH VIÊM MŨI
- Nguyên nhân: Xoang
mũi thỏ kiểng mini thường chứa đọng các vi khuẩn tiềm sinh và bụi bặm. Nếu bị
tác động của môi trường không khí ngột ngạt, thay đổi thời tiết đột ngột, gió
lùa mạnh, ẩm thấp, vận chuyển đường dài thỏ mini mệt nhọc... thì bệnh viêm mũi
phát ra, đôi khi kết hợp với bệnh khác như tụ huyết trùng, tụ cầu trùng… thì bệnh
trở nên nặng và phức tạp hơn.
- Biểu hiện: Thỏ kiểng
bị viêm mũi sẽ hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở và thở có tiếng ran, sau đó có dịch
mủ chảy ra và sốt. Thỏ mini thường lấy hai chân trước dụi mũi, nên lông phía
trong hai bàn chân trước rối dính bết lại.
- Cách điều trị: Khi
thỏ kiểng minimới bị viêm mũi cần phải thay đổi môi trường hợp vệ sinh và nhỏ
thuốc như Chloramphenicol, Streptomycin, Kanamycin vào hai lỗ mũi, mỗi ngày nhỏ
hai lần cho đến khi khỏi. Nếu bị nặng thì cần tiêm thêm streptomycin liều
0,1g/kg thể trọng hoặc tiêm Kanamycin với liều 0,05 g/kg thể trọng trong 3 ngày
liền.
- Biện pháp phòng bệnh:
Chủ yếu là bạn nên tạo môi trường phù hợp, vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là khi vận
chuyển đi xa cần tránh mưa nắng, gió lùa mạnh, lồng vận chuyển phải có vách
ngăn, có đồ lót khô, sạch, không nhốt quá chật để thỏ kiểngđè lên nhau.
4. BỆNH TRƯỚNG BỤNG ĐẦY
HƠI
- Nguyên nhân: Khi thỏ
kiểng ăn các loại rau củ quả chứa nhiều nước; bị thối, nẫu nát, mốc hoặc khi bạn
đổi thức ăn quá đột ngột từ thức ăn khô sang thức ăn xanh với lượng lớn. Thỏ kiểng
cũng có thể mắc phải bệnh trướng bụng đầy hơi nếu mùa hè thỏ miniuống nước nhiều
sau khi ăn thức ăn thô xanh, củ quả hoặc rau – củ - quả có dính nhiều nước.
- Biểu hiện: bụng thỏ
kiểng có thể to lên, phình ra, căng như quả bóng bay, thỏ không yên tĩnh, khó
thở và chảy nước dãi ướt lông quanh hai mép. Nếu không điều trị, đường ruột căng
hơi chèn ép các cơ quan nội tạng sẽ làm thỏ chết ngạt.
- Cách điều trị: Khi
thấy thỏ kiểng có biểu hiện bị bệnh cần ngừng cho thức ăn xanh và nước uống, chỉ
cho ăn ít lá chát, lá chè, lá ổi. Bạn cũng có thể cho uống 1- 2 thìa con dầu thực
vật, lấy tay vuốt xuôi hai bên thành bụng nhiều lần, làm cho thỏ chạy nhảy hoạt
động nhiều hơn.
- Phòng bệnh: Cho thỏ
kiểng ăn các loại thức ăn sạch, để ráo nước sau khi rửa trước khi cho ăn, tránh
đổi thức ăn khô sang thức ăn tươi quá nhanh chóng.
5. BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
- Nguyên nhân: Trong
niêm mạc đường khí quản của thỏ kiểng mini thường có vi trùng Pasteurella tiềm
sinh. Khi sức đề kháng của cơ thể giảm sút (do môi trường ngoại cảnh tác động
như gió lùa, thay đổi thời tiết đột ngột, dinh dưỡng kém hoặc viêm mũi kéo
dài...) vi khuẩn có điều kiện phát triển và gây ra những bệnh như: viêm phổi,
viêm kết mạc, phế mạc, viêm màng ngoài tim, viêm não dẫn đến thỏ nghiêng đầu.
- Biểu hiện: Triệu chứng
lâm sàng của bệnh là gày yếu, kém ăn, sốt cao 41- 420C, khó thở, kết mạc mắt đỏ,
chảy nước mũi có lẫn dịch nhờn. Nhiều khi bệnh ở dạng cấp tính, có thể làm thỏ mini
chết đột xuất mà không kịp biểu hiện lâm sàng.
- Điều trị: Thuốc đặc
hiệu là Streptomycin với liều lượng 0,1g/kg thể trọng hoặc dùng Kanamycin tiêm
với liều lượng 0,05g/kg thể trọng. Tất cả đều tiêm trong 3 ngày liền.
- Cách phòng chống: Thỏ
kiểng mini rất mẫn cảm với vi trùng Pasteurella nên phải đề phòng bằng cách
nuôi dưỡng chăm sóc tốt, bảo quản thỏ trong môi trường hợp vệ sinh, không nên
nhốt thỏ trên chuồng các loại thú cưng khác vì có thể lây bệnh mà không biết.
Chúc các bạn có những
thông tin hữu ích để điều trị và phòng bệnh kịp thời khi thỏ kiểng mini mắc phải
các loại bệnh này. Khi cần hỗ trợ thông tin hãy liên lạc Nobipet nhé!
Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ xin liên hệ: NOBIPET SHOP
Chuyên Bán Thỏ Kiểng Mini, Bọ Ú (Guinea Pig), Nhím Kiểng
SHIP VÀ GIAO HÀNG Ở TẤT CẢ CÁC TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
1. Thành Phố Đà Nẵng
>>> SHOP BÁN THÚ CƯNG, ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN <<<
- Địa Chỉ : 169 Cù Chính Lan, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
- Zalo, Phone: 0973 405 754
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- Email : nobipet@gmail.com
- website : www.nobipet.com
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
>>> SIÊU THỊ ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN THÚ CƯNG <<<
- Địa Chỉ : 423/29 Trưng Nữ Vương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng
- Zalo, phone: 0935 611 619
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- website : www.nobipet.vn
- Facebook : https://www.facebook.com/nobipet
2. Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện Thoại : 0935 611 619 (Mr. Định)
- Điện Thoại : 0236655 84 86
A oi cho e hỏi nhà e co nuôi 1thỏ trắng mắt đỏ ma long cua no hiện tại giờ long cua no dơ qá e tin tắm cho no sach.vay co đc hay ko mấy a chi.ai biết thi chỉ dum e.e cám ơn a chi truoc nha
Trả lờiXóaCác bạn quan tâm có thể ib trực tiếp shop nha: facebook.com/nobipet
Trả lờiXóa