Pages

2019/06/16

6 Bệnh Thường Gặp Ở Chuột Hamster và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Chuột Hamster một trong những động vật đáng yêu dễ nuôi và dễ chăm sóc. Cũng giống như cơ thể con người, trong quá trình nuôi, đôi lúc các bé yêu của bạn có thể bị ốm với một số bệnh thường gặp như: Tiêu chảy, táo bón, cảm lạnh, sốc nhiệt, sưng mắt, rụng lông... Vậy, cách phòng chóng và điều trị như thế nào? Nguyên nhân mắc phải bệnh ra sao? Hãy cùng cửa hàng thú cưng Nobipet tìm hiểu qua bài viết ngày hôm nay nhé.
chuot-hamster-cach-dieu-tri-benh-thuong-gap-hieu-qua

1. Chuột Hamster bị tiêu chảy
- Nguyên nhân: Một trong những yếu tố thường xuyên gây nên bệnh này ở Hamster là do nguồn thức ăn bị nhiễm bẩn, môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ, hay bạn cho bé ăn quá nhiều rau xanh và trái cây tươi là những nguyên nhân chứng gây nên bệnh. Một số trường hợp khác là do bạn cho ăn nhiều fomai hoặc để lâu và bị oxi hóa ngoài không khí. Hoặc bé bị stress lâu ngày do bị đe dọa một thời gian dài.
- Cách điều trị: Việc đầu tiên, bạn cần tách bé Hamster bị tiêu chảy ra khỏi đàn nếu bé đang sống chung với các bé Hamster khác. Tiếp đến tìm chuồng mới cho bé ở và để bé ở nơi ấm áp, không quá lạnh và không quá nóng. Dùng thức ăn mới, chén ăn bình nước mới để cho bé ăn. Nếu bạn nuôi một bé, bạn có thể dùng lại tất cả chuồng nuôi cũ. Tuy nhiên, bạn phải vệ sinh sạch sẽ dụng cụ và chuồng nuôi bằng xà phòng Lifeboy rồi đem phơi nắng để loại bỏ vi khuẩn.
- Tiếp theo, bạn ra shop thú cưng gần nhất mua thuốc trị tiêu chảy nhỏ 1 – 2 giọt vào bình nước uống cho các bé. Nếu chỗ bạn không có shop hamster, bạn có thể mua thuốc tiêu chảy cho trẻ sơ sinh, về đổ 1/4 gói vào nước khuấy đều và đổ vào bình cho bé uống. Qua 1 ngày, bạn nên thay nước mới và nhỏ thuốc mới vào bình để có tác dụng hiệu quả nhất nhé.
- Trong thời gian này, bạn không nên cho bé ăn thêm các loại thức ăn khác ngoại trừ thức ăn trộn (Bột ngũ cốc) dành riêng cho chuột Hamster.
* Chú ý: Nếu chỗ bạn không có chỗ nào bán thuốc gì bạn có thể dùng phương pháp dân gian tương đối hiệu quả đó là dùng lá ổi non. Bạn vắt lấy lá vắt thành nước rồi đem cho bé uống. Liều lượng 1 – 2 giọt mỗi lần, mỗi ngày khoảng 2 lần nếu bị nhẹ, 3 lần nếu bị nặng. Dừng cho uống khi quan sát phân bé đã khô và bé đã bình phục. Tránh tình trạng dùng quá lâu có thể khiến bé bị táo bón.
2. Chuột Hamster bị táo bón
- Nguyên Nhân: Bạn cho bé ăn quá nhiều hướng dương, hoặc chỉ ăn cốm gạo, thức ăn nóng (gây nóng chứ không phải đang nóng các bạn nhé) hoặc thức ăn quá ngọt. Các bé ăn các thức ăn quá khô khan và không được cung cấp nước đầy đủ. 
- Cách điều trị: Tăng cường cho bé ăn các thực phẩm có tính mát như: đậu xanh, rau xanh (nhớ rửa sạch), trái cây, dưa leo… Kết hợp vào đó, bạn hạn chế cho Hamster ăn mà nguyên liệu chỉ có 1 thành phần, như thế không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của các bé chuột yêu. Nếu bé bị nhẹ, phương pháp này sẽ rất hữu ích và có tác dụng nhanh chóng. Nếu bé bị nặng và đang bị suy kiệt cơ thể. Bạn cần đút sữa ấm cho bé uống. Cố gắng giữ ấm và thường xuyên quan sát xem bé đã khỏe hay chưa.
3. Bệnh cảm lạnh ở chuột Hamster
- Nguyên nhân: Có thể do môi trường sống quá lạnh và không có nơi để bé trú ẩn vào mùa lạnh, hoặc thời tiết trở trời bất thường và hamster của bạn không được để nơi kín gió. Do tiếp xúc với người đang bị cảm và sức đề kháng của các bé hamster đang yếu.
- Các điều trị: Tách bé khỏi đàn hoặc lồng nuôi và vệ sinh sạch sẽ chuồng bằng xà phòng. Đem phơi nắng các dụng cụ ăn uống sau khi đã rửa sạch. Lúc này các bé đang yếu, bạn cố gắng giữ ấm cho Hamster nếu trời lạnh (bỏ nhiều mùn cưa hoặc giấy vệ sinh) và cho bé ở chỗ thoáng mát nếu trời nóng. Cho bé uống thuốc kháng sinh nếu có ở các Hamster Shop. Nếu không có cũng không sao. Bạn cần chăm sóc và giúp các bé chuột khỏe mạnh bằng cách cho nhiều thức ăn mềm như: Fomai, bánh sữa, bột ngũ cốc dinh dưỡng. Kết hợp vào đó, bạn cho Hamster uống sữa ấm hòa 1 ít mật ong. Hạn chế cho ăn các loại thức ăn nóng như hướng dương, bánh kẹo và thay nước sạch hằng ngày. Cố gắng làm đều đặn như thế trong vòng 1 tuần các bé sẽ khỏe mạnh trở lại.
4. Bệnh mắt đỏ và không mở được ở chuột Hamster
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn và virus gây nên vì chuồng nuôi, môi trường sống không sạch sẽ. Khi các vi khuẩn bay vào mắt hoặc thông qua việc gãi ngứa, các vi khuẩn bắt đầu phát triển trên da và gây nên viêm màn mắt. Lúc này, bạn sẽ thấy Hamster bị đỏ mắt ửng và thường mắt nhắm lại.
- Cách điều trị: Tách bé ra khỏi chuồng nuôi đang có bệnh hoặc tách bé khỏi đàn. Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi và môi trường sống. Dùng bông gòn và nước ấm lau sạch vùng mắt cho bé. Tiếp đến bạn mua thuốc muối nhỏ mắt NaCl 0.9% có bán ở các tiệm thuốc Tây nhỏ vào mắt cho Hamster. Thời gian khoảng 4 – 5 tiếng bạn nhỏ 1 lần. Bạn cố gắng làm đều đặn đến khi các bé cải thiện thì mới dừng điều trị nhé.
5. Chuột Hamster bị sốc nhiệt
- Nguyên nhân: Trời quá nóng mà các bé hamster sống ở nơi quá bí, hoặc nhiệt độ đang mát chuyển sang nóng đột ngột và ngược lại, bé bị di chuyển quãng đường xa mà không được đóng gói thoáng khí.
- Cách điều trị: Đem bé ra chỗ thật mát, tốt nhất trên nền gạch men. Cho Hamster ăn ngay các loại thức ăn mềm như fomai, yến mạch, ruột bánh mỳ… theo quán tính bé sẽ ăn 1 ít. Đợi bé ăn được rồi, bạn cung cấp nước uống cho bé ngay bằng cách lấy chai nước nhỏ mắt, súc sạch rồi đổ nước và bơm từ từ vào miệng cho bé uống. Nếu Hamster có dấu hiệu tỉnh lại bạn tách chuồng và để nơi thoáng mát (khi đó, chuồng nuôi chỉ nên lót cát sand) nếu không bé có thể bị các bé chuột khác dẫm đạp gây tử vong nhanh hơn. Thời gian này, bạn có thể mua tấm ngủ lạnh cho bé nếu chỗ bé sống đang nóng bức, hoặc quá bí.
6. Hamster bị nấm và rụng lông
- Nguyên nhân: Do môi trường sống không được vệ sinh sạch sẽ, ẩm mốc tạo ra các vi khuẩn gây bệnh về da.
- Các điều trị: Khi phát hiện bé bị rụng lông và có dấu hiệu bị nấm. Bạn nên tách bé ra khỏi chuồng, vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi. Tiếp đến, bạn ra nhà thuốc mua chai trị nấm Kentax + 1 lọ Oxy Già + 1 ít bông gòn về thoa cho bé. Khi bôi thuốc, tránh trường hợp bé vùng vẫy và cắn vào tay, bạn nên đeo gang tay. Dùng bông gòn vệ sinh kỹ vùng da trước khi bôi thuốc trị nấm. Nếu bệnh nhẹ, các vùng nấm ít, bạn có thể bôi thuốc vùng nấm 2 lần 1 ngày. Đối với các bé Chuột Hamster bị nặng bạn phải thoa thuốc 3 lần/ngày và điều trị trong vòng 2 tuần. Sau 2 tuần, nếu bé có tiến triển tốt bạn có thể dừng điều trị. Nếu vẫn không cải thiện bạn có thể đổi kem trị nấm loại khác và làm tương tự. Trong quá tình điều trị nấm, bé có thể bị rụng lông nên bạn cần thường xuyên dọn chuồng và thay lót chuồng cho Hamster. Khi hamster bị nấm, vùng da sẽ nhạy cảm và bạn không cần phải dùng cát để tắm cho các bé.
* Chú ý: Bạn không nên bôi thuốc lên vùng da nhạy cảm như: Mắt, mũi, bộ phận sinh sản.
 Chúc các bạn có những thông tin điều trị một số bệnh cho chuột Hamster hữu ích!

Mọi thông tin tư vấn hỗ trợ xin liên hệ: HAMSTER SHOP NOBIPET
Chuyên Mua Bán Chuột Hamster Giá Rẻ ở Đà Nẵng
SHIP VÀ GIAO HÀNG Ở TẤT CẢ CÁC TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC
1. Thành Phố Đà Nẵng
>>> SHOP BÁN THÚ CƯNG, ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN <<<
- Địa Chỉ : 169 Cù Chính Lan, Q. Thanh Khê, TP. Đà Nẵng 
- Di Động     : 0973 405 754 
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- Email         : nobipet@gmail.com
- website      : www.nobipet.com
Facebook   : https://www.facebook.com/nobipet

>>> SIÊU THỊ ĐỒ DÙNG VÀ PHỤ KIỆN THÚ CƯNG <<<
- Địa Chỉ : 423/29 Trưng Nữ Vương, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng 
- Di Động     : 0935 611 619 
- Điện Thoại : 02366 55 84 86
- website      : www.nobipet.com
Facebook   : https://www.facebook.com/nobipet

2. Thành Phố Hồ Chí Minh
- Điện Thoại : 0935 611 619 (Mr. Định)
- Điện Thoại : 0236655 84 86

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét